TS Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Bình Dương
Năm 2009 là năm thứ hai liên tiếp Bình Dương về nhì trong bảng tổng sắp chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI),ìnhDươngphảilàmgìđểgiànhlạivịtríđầubảngchỉsốnănglựccạnhtranhcấptỉtỷ lệ bóng đá đêm nay mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư. Hai lần nằm ở vị trí số 2, chắc chắn các sở, ngành của Bình Dương sẽ tiếp tục hành trình cải thiện PCI trong năm tới. Ngay sau khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số PCI 2009, PV. Báo Bình Dương đã tìm gặp TS. Lê Đăng Doanh và Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan để phỏng vấn một vài nội dung ngỏ hầu làm rõ nguyên nhân do đâu mà Bình Dương vẫn chưa giành lại được ngôi vị đầu bảng sau khi đã có nhiều nỗ lực cải thiện công tác điều hành và môi trường đầu tư...TS. Lê Đăng Doanh: PCI 2009 là một bức tranh tương đối trung thực
- Bức tranh PCI 2009 cho thấy có nhiều thay đổi trong ngôi vị, thứ bậc, TS đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Tôi đã đọc báo cáo PCI 2009 và thấy có nhiều cố gắng, đấy là một bức tranh tương đối trung thực. Ví dụ như Hà Nội muốn tăng 10 bậc nhưng lại giảm 2 bậc, đấy cũng là điều để Hà Nội phải xem xét lại. Tôi nghĩ Hà Nội giảm cũng là một điều tự nhiên vì bộ máy có sự thay đổi và phình ra. Các địa phương nên học kinh nghiệm của Đà Nẵng vì nơi đây đã làm rất tốt kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin và công khai minh bạch. Trong tình hình khó khăn các địa phương càng phải có quyết tâm, đừng để khó khăn đè bẹp. Khó khăn cũng là cơ hội để vươn lên mạnh mẽ hơn.
- Có 9.890 DN dân doanh tham gia bình chọn PCI 2009. Số này đã đại diện một cách đáng tin cậy cho cộng đồng DN hay chưa?
- Tỷ lệ đó là rất cao. Tôi là người đã từng đi tiến hành thăm dò nhưng chỉ được khoảng 8 - 9% trả lời, còn đây DN trả lời lên đến 30% là cao lắm rồi. Mỗi một tỉnh bình quân có hơn 100 DN trả lời nên tính đại diện và lựa chọn mẫu của họ là đáng tin cậy, ở nhiều nước nhiều khi hệ số trả lời này chỉ đạt khoảng 3%.
- PCI 2009 có tới 61,26% DN cho rằng, muốn tiếp cận tài liệu, kế hoạch của tỉnh phải có mối quan hệ, tỷ lệ này ngang bằng năm 2006. TS đánh giá như thế nào về sự cải thiện tính minh bạch?
- Vấn đề minh bạch thông tin năm 2009 được các DN đánh giá kém đi chủ yếu vì các bộ công bố quá nhiều thông tư, các hướng dẫn văn bản không được đăng trên công báo vì là văn bản dưới luật nên DN không biết đâu mà lần. Ví dụ như văn bản của ngành thuế đưa ra nhưng lại không được cập nhật trên website. Đã sang năm mới rồi nhưng hiện một số website vẫn còn để dòng chữ chúc mừng năm cũ 2009. Trước tình hình môi trường thay đổi quá nhanh nhưng lại không được công bố nên DN không biết bấu víu vào đâu. Nếu có nơi nào tốt đưa ra thông tin chính xác thì DN được nhờ, còn không thì ngược lại. Vì thế, cần phải cải tiến mạnh mẽ trong công khai minh bạch. Từ lâu ta đã có dự thảo luật về quyền tiếp cận thông tin nhưng không hiểu sao dự thảo này lại bị hoãn và bây giờ phải gấp rút thực hiện. Phát hiện PCI của DN vừa rồi là rất có ích vì nó một lần nữa cho thấy thực tế DN rất cần thông tin nhưng thông tin lại không có!
- Đây là 2 năm liên tiếp Bình Dương về nhì trong khi trước đó luôn đứng đầu. Có một điểm là Bình Dương đang chọn lọc những DN có dự án chất lượng, bảo đảm môi trường và đã có những dự án bị từ chối. Nếu có DN trong số này tham gia bình chọn PCI thì liệu có khách quan?
- Việc Bình Dương từ chối một số DN có dự án không bảo đảm môi trường là rất ít ỏi so với tổng số DN đang hoạt động cho nên tác động đó là không lớn. Việc làm này của Bình Dương là rất đúng nên theo tôi không có gì phải thay đổi cả. Còn nếu vì lẽ đó mà có DN đánh giá không công bằng thì tôi nghĩ “bàn tay không che nổi mặt trời”. Bình Dương phải cố gắng cải thiện, hoàn thiện mình, hãy tự xem xét mình một cách nghiêm túc. Người ta nói thử và sai, thấy sai biết đường mà sửa, thấy có tình hình như vậy mà sửa chứ đừng hy vọng học từ những gì mình thắng (khi thỏa mãn thì không sửa), mà phải học từ cái sai. Đấy là triết lý, thấy tình hình gì đó chưa ổn thì phải phát hiện và sửa ngay.
- TS có thể cho biết ưu tiên hàng đầu của Bình Dương hiện nay là gì để cải thiện vị trí PCI trong những năm tới?
- Theo tôi là công khai minh bạch và tính chuyên nghiệp của cán bộ công chức. Rất nhiều trường hợp khi tiếp xúc với chủ tịch UBND tỉnh thì rất êm nhưng khi thực hiện thì DN lại kêu trời vì ông nhân viên còn to hơn thủ trưởng. Tình hình này là một sự thật nên phải có sự xem xét và có quy định rõ ràng, ai thụ lý và thụ lý bao giờ, trả lời như thế nào... tất cả việc này phải công khai minh bạch và phải chịu trách nhiệm. Không thể để nhân viên che giấu thông tin rồi tìm cách nhũng nhiễu DN để đòi tiền. Điều này cần phải tránh.
- Xin cám ơn TS!
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan: Nâng cao PCI, Bình Dương cần tránh tâm lý hài lòng
Kết quả công bố chỉ số PCI 2009, Bình Dương tiếp tục là năm thứ 2 về nhì với tổng điểm 74,01 điểm, xếp sau Đà Nẵng. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì Bình Dương từ lâu nay vẫn là một trong những điển hình tốt nhất của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội. Bà Phạm Chi Lan, nói:
- Đến bây giờ tôi vẫn khâm phục Bình Dương và tôi nghĩ các tỉnh, thành khác vẫn cần phải học hỏi nhiều ở Bình Dương về các mặt trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương.
- Nhưng cho đến thời điểm này, đã 2 năm liên tiếp Bình Dương để Đà Nẵng soán ngôi đầu bảng về chỉ số PCI, trong khi chính quyền địa phương vẫn rất nỗ lực trong công tác điều hành quản lý. Vậy đâu là nguyên nhân, thưa bà?
- Như tôi đã nói là tôi đánh giá rất cao công tác điều hành của Bình Dương trước đây. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số tỉnh, thành khác đã có những nỗ lực vượt bậc để cải cách môi trường đầu tư, cải thiện khả năng cạnh tranh và đã thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành về việc điều hành kinh tế ở địa phương, trong đó Đà Nẵng là một điển hình. Đà Nẵng có được những mặt vượt lên tương đối tốt và được các DN ở đó chấm điểm cao. Do đó, khi tổng kết về mặt điểm số thì Đà Nẵng vượt lên trên Bình Dương.
- Như vậy, theo bà liệu có hay không dấu hiệu chững lại của Bình Dương trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh?
- Tôi nghĩ Bình Dương cũng có nhiều điều nên xem xét, thật ra không phải chỉ là 2 năm liên tiếp thứ hạng bị tụt xuống sau Đà Nẵng mà một số chỉ số của Bình Dương ít được cải thiện lên hoặc mức độ cải thiện chưa tốt, chưa làm hài lòng DN. Tôi cho rằng đây mới là bài học chính mà Bình Dương cần lưu ý. Thực ra, nhìn vào tổng điểm của Bình Dương cũng không được cải thiện nhiều. Cần phải tách bạch rõ ràng, việc Đà Nẵng chiếm vị trí số 1 của Bình Dương 2 năm liên tiếp là một mặt của vấn đề nhưng bản thân Bình Dương có tụt đi so với mình hay không mới là mặt thứ 2 quan trọng của vấn đề cần đặc biệt quan tâm hơn. Tôi có một mong muốn đối với Bình Dương, một tỉnh đã có được nền tảng cơ bản vững chắc trong nhiều năm qua, cần tiếp tục cải thiện thêm, nhất là ở những chỉ số mà Bình Dương chưa đạt điểm cao và những chỉ số có dấu hiệu tụt giảm so với thời gian trước.
- Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực PCI, theo bà Bình Dương cần phải xem xét theo góc độ nào?
- Tôi cho rằng, một vấn đề quan trọng đối với Bình Dương là cần nhìn nhận ở một góc độ riêng biệt so với các địa phương khác vì Bình Dương trước đó đã 3 lần liên tiếp chiếm vị trí số 1. Cho nên, trên phong thái của một địa phương có môi trường kinh doanh tốt, mặc dù chính quyền có thể đã làm rất tốt rồi nhưng DN bao giờ cũng mong muốn chính quyền làm tốt hơn nữa. Do đó, cần phải có tinh thần cải cách và không ngừng làm tốt hơn công tác điều hành, tránh tâm lý hài lòng rằng mình đã làm tốt rồi, không cần phải làm thêm gì nữa. Chính quyền Bình Dương nên nhìn vấn đề sâu hơn, để duy trì và nâng cao thứ hạng của mình.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh một điều, nhìn chung các tỉnh đứng đầu như Đà Nẵng (75,96 điểm) và Bình Dương (74,01 điểm) so với mức điểm tối đa 100 thì vẫn còn ở mức khá thấp, vẫn còn một khoảng cách đáng kể. Theo tôi, đấy là một khoảng cách cho các tỉnh đứng đầu cố gắng hơn nữa, chưa thể tự hài lòng với những gì đã làm được.
- Xin cám ơn bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!
TRUNG ĐỒNG - THÀNH SƠN (thực hiện)