Vì quyết định đưa một giáo viên trẻ,ắcGiangĐộtpháchọnngườitàibịyêucầukiểmđiểmrútkinhnghiệtrực tiếp bóng đá đêm khuya có trình độ thạc sỹ toán học, không "con ông cháu cha" về làm Phó phòng GD-ĐT, vượt qua hơn 20 cá nhân vốn đã được quy hoạch sẵn cho chức danh này, mà ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch huyện Yên Dũng bị yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì bị cho rằng ký quyết định bổ nhiệm không đúng. Từ báo cáo của đoàn thanh tra, ngày 2/10/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh ký Kết luận thanh tra số 1663/KL-UBND về việc quản lý, sử dụng biên chế và bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công chức, viên chức của UBND huyện Yên Dũng giai đoạn từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/7/2017. Theo kết luận này, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng bị yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc bổ nhiệm một phó Phòng GD-ĐT huyện.
Cụ thể, kết luận cho rằng: Chủ tịch huyện Yên Dũng ban hành quyết định số 9652/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 về việc tiếp nhận và điều động ông Lương Đình Giáp đến công tác tại Phòng GD-ĐT huyện là không phù hợp với cơ cấu ngạch công chức và vị trí làm việc vì ông Giáp chưa phải là công chức mà là biên chế viên chức; Việc Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng ban hành quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 23/1/2017 bổ nhiệm ông Lương Đình Giáp giữ chức Phó trưởng Phòng GD-ĐT từ ngày 23/1/2017 (thời điểm đó chưa được cấp có thẩm quyền chuyển từ viên chức sang công chức) là không đúng quy định vì từ ngày 1/2/2017, ông Giáp mới chuyển từ viên chức sang công chức của UBND huyện Yên Dũng. Chuyện một giáo viên giỏi, không “con ông cháu cha” về làm Phó Phòng Giáo dục Kết luận việc sai phạm và yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm trong công tác bổ nhiệm Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Yên Dũng đã được UBND tỉnh Bắc Giang ký ban hành. Sự việc sẽ chẳng có gì đáng bàn cãi nếu không có một “góc khuất” phía sau nhân tố được “xé rào” bổ nhiệm này. Đó là thầy giáo Lương Đình Giáp (SN 1983) tốt nghiệp bằng khá khoa toán tin Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trình độ chuyên môn Thạc sỹ toán học, giáo viên Trường THPT số I Yên Dũng, là thầy giáo đã từng bồi dưỡng cho một em học sinh đỗ vào Trường ĐH Y Hà Nội (điểm cao nhất trong số học sinh tỉnh Bắc Giang thi vào các trường đại học). Trong lời khẳng định với PV Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Yên Dũng cho biết thầy Giáp là con nhà nghèo, hiếu học ở địa phương không có một tí tẹo “dây mơ rễ má” với “con ông cháu cha” nào cả, bởi đó là sự thật. Câu chuyện thầy giáo Lương Đình Giáp từ một giáo viên đã vượt qua đến hơn 20 cá nhân vốn đã được quy hoạch cho chức danh Phó phòng giáo dục đã được Phòng Nội vụ UBND huyện Yên Dũng làm rõ Văn bản số 50/BC-NV do trưởng phòng Tô Văn Lượng ký.
Năm 2016, một phó Phòng GD-ĐT huyện Yên Dũng nghỉ hưu theo chế độ, khi đó hiện có đến hơn 20 trường hợp được quy hoạch chức danh này. Tuy nhiên, sau khi rà soát, huyện Yên Dũng đã đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn người thay thế phải là: Có trình độ đại học chính quy, chuyên ngành khoa học tự nhiên, tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau khi rà soát, toàn bộ số cá nhân được quy hoạch không đáp ứng các tiêu chí này, trong khi trường hợp thầy giáo Lương Đình Giáp khi đó là giáo viên Trường THPT Yên Dũng I lại đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn được đề ra. Từ đó, ban thường vụ huyện ủy Yên Dũng giao cho Ban tổ chức huyện ủy Yên Dũng làm quy trình bổ nhiệm ông Lương Đình Giáp. Sau đó, thầy Giáp được đưa vào bổ sung quy hoạch. Ngày 26/6/2016, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 939/SGDĐT - TCCB về việc thuyên chuyển viên chức với ông Lương Đình Giáp. Và một quy trình điều động, bổ nhiệm được hàng loạt các cơ quan tỉnh Bắc Giang thực hiện như sau: Ngày 23/8/2016, UBND huyện Yên Dũng ban hành Công văn số 819/UBND-NV về việc đồng ý tiếp nhận viên chức với ông Lương Đình Giáp. Ngày 12/9/2016, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 1002/SNV-CCVC về việc thẩm định tiếp nhận, điều động giáo viên với ông Lương Đình Giáp. Ngày 16/9/2016, Sở GD&ĐT Bắc Giang ban hành Quyết định số 647/SGDĐT về việc thuyên chuyển viên chức với ông Lương Đình Giáp đến công tác tại UBND huyện Yên Dũng. Ngày 19/9/2016, UBND huyện Yên Dũng ban hành Quyết định số 9652/QĐ-UBND về việc tiếp nhận và điều động viên chức với ông Giáp…Ngày 16/01/2017 Hội đồng sát hạch tỉnh Bắc Giang tiến hành sát hạch chuyển từ viên chức sang công chức và ông Lương Đình Giáp đã đạt yêu cầu sát hạch. Đến ngày 19/1/2017, Sở Nội vụ tiếp tục ban hành Quyết định số 53/QĐ-SNV về việc tiếp nhận và điều động công chức với ông Giáp có hiệu lực từ ngày 1/2/2017 vào ngày mùng 5 Tết Đinh Dậu (đang nghỉ Tết theo quy định).
Và từ quyết định này, ngày 23/1/2017, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Giáp giữ chức Phó phòng GD-ĐT. Đây là nguyên cớ để ông Dũng bị yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm do ký bổ nhiệm cán bộ trước vài ngày. Tuy nhiên, Phòng Nội vụ huyện Yên Dũng lý giải sở dĩ ông Dũng ký bổ nhiệm trước vài ngày như vậy là do nếu ký đúng vào ngày 1/2/2017 là đúng vào dịp nghỉ Tết nguyên đán và việc bất khả thi (vì ông Lương Đình Giáp đã sát hạch đạt yêu cầu ngày 16/1/2017). Và điều quan trọng nhất mà dư luận và bạn đọc quan tâm là sau khi từ một giáo viên trẻ được bổ nhiệm đột phá làm phó phòng giáo dục, thầy giáo Lương Đình Giáp đã làm được những gì? Công văn của Phòng Nội vụ huyện Yên Dũng cho biết: Sau khi được bổ nhiệm, thầy Giáp được giao phụ trách quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp trên địa bàn huyện. Năm học 2016 - 2017, lĩnh vực thầy Giáp được giao phụ trách có: 24 giải học sinh giỏi cấp Quốc gia các môn thi trên mạng internet, xếp thứ 2 toàn tỉnh; Đạt 60/72 giải học sinh giỏi cấp tỉnh các môn thi văn hóa, xếp thứ nhất toàn tỉnh; Xếp thứ 2 toàn tỉnh trong kỳ thi học sinh giỏi các môn thi văn hóa trên mạng internet cấp tỉnh; Chất lượng học sinh thi đầu vào lớp 10 đứng thứ 2 toàn tỉnh. Thầy Giáp được tặng nhiều bằng, giấy khen các cấp do thành tích trong giảng dạy, đặc biệt là dạy bồi dưỡng học sinh giỏi (Bằng khen của Bộ GD-ĐT, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang). Câu chuyện về việc bổ nhiệm một Phó phòng GD-ĐT huyện Yên Dũng nhìn từ Kết luận thanh tra của UBND tỉnh Bắc Giang với những kết luận "thiếu sót", "kiểm điểm", "rút kinh nghiệm"… thực là một câu chuyện để lại nhiều ưu tư và những tiếng thở dài. Theo Anh Thế/ Báo Dân trí |