您现在的位置是:Thể thao >>正文

Vết trượt dài của thiếu niên 17 tuổi cầm đầu vụ hack Twitter Obama, Bill Gates, Elon Musk_arsenal vs mu lịch sử đối đầu

Thể thao8人已围观

简介Sinh ngày 09/01/2003 ở Florida (Mỹ), Graham Ivan Clark là một cậu bé nghịch ngợm và có niềm yêu thíc ...

Sinh ngày 09/01/2003 ở Florida (Mỹ),ếttrượtdàicủathiếuniêntuổicầmđầuvụarsenal vs mu lịch sử đối đầu Graham Ivan Clark là một cậu bé nghịch ngợm và có niềm yêu thích đặc biệt với máy tính khi còn rất nhỏ. 10 tuổi, cậu đã thành thạo những ngón nghề lừa đảo trong game sinh tồn thế giới mở Minecraft, nhằm làm vơi đi cuộc sống thiếu tình yêu thương của gia đình. 15 tuổi, cậu chập chững tham gia một diễn đàn dành cho hacker.

Năm lên 16, cậu bị hấp dẫn bởi thứ tiền ảo đầy mê hoặc Bitcoin và dính dáng tới một vụ trộm tiền ảo trị giá 856.000 USD, dù cậu vẫn bình an vô sự, theo hồ sơ vụ án. Sau chiến tích đó, cậu sắm ngay một chiếc đồng hồ Rolex nạm đá quý và một đôi sneaker 'cool ngầu' để khoe trên mạng xã hội.

Và rồi cậu không còn cơ hội để trưng diện với đám bạn nữa, khi tất cả đã kết thúc thật buồn vào buổi chiều hôm ấy, thứ sáu 31/07/2020. Cảnh sát ập vào căn hộ riêng và còng tay cậu trong sự ngỡ ngàng của những người hàng xóm.

Công tố viên bang Florida cáo buộc cậu là kẻ cầm đầu vụ hack Twitter vào tháng trước. Cậu bị buộc tội xâm nhập hệ thống và chiếm đoạt tài khoản của nhiều người nổi tiếng như cựu Tổng thống Barack Obama, tỷ phú Bill Gates, Jeff Bezos, Elon Musk và rapper nổi tiếng Kanye West.

Vụ bắt giữ khiến nhiều người ngạc nhiên không hiểu vì sao một công ty công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ lại có thể để cho một thiếu niên 17 tuổi đột nhập hệ thống một cách dễ dàng. Dù có ít nhất hai đồng phạm, các công tố viên cho rằng Clark mới chính là chủ mưu và sẽ phải nhận cáo trạng với 30 tội danh khác nhau như một người trưởng thành.

Có hàng triệu cậu bé ở Mỹ cũng chơi điện tử và lên diễn đàn 'chém gió' như Clark. Nhưng theo tìm hiểu của báo chí và qua hồ sơ vụ án, Clark hiện lên như một thiếu niên sống thiếu tình yêu thương gia đình từ nhỏ và dành phần lớn thời gian lên mạng để học cách lừa đảo.

“Bạn đấy lừa ít tiền của cháu khi cháu còn nhỏ”, game thủ Colby Meeds 19 tuổi cho biết Clark đã lừa lấy 50 USD của mình vào năm 2016 bằng cách rao bán chiếc áo choàng trong Minecraft nhưng cuối cùng lặn mất tăm.

{keywords}

Tài khoản Twitter của Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bị Clark chiếm đoạt và đăng thông tin lừa đảo.

Ở buổi phỏng vấn tại trại giam Hillsborough hôm chủ nhật, Clark trong chiếc áo sơ-mi cộc tay màu đen, tóc dài che cả mắt nói ngắn gọn ‘muốn hỏi cái gì mà hỏi’ trước khi kéo ghế đứng dậy đi thẳng vào buồng giam. Dự kiến phiên tòa của cậu sẽ diễn ra online vào hôm thứ 3 này.

Clark và chị lớn lên ở thành phố bờ biển vùng vịnh Tampa cùng với mẹ là bà Emiliya Clark, một người Nga nhập cư có chứng chỉ hành nghề spa và môi giới bán đất. Khi phóng viên đến nhà, bà từ chối phỏng vấn. Còn bố của Clark hiện sống ở bang Indiana, ông cũng từ chối phỏng vấn. Bố mẹ của Clark ly dị khi cậu lên 7 tuổi.

Không có tình thương của gia đình, Clark thay vào đó yêu quý con chó mình nuôi và không thích đi học cũng như không có nhiều bạn bè ở trường. James Xio 18 tuổi, người từng quen biết Clark trên mạng cách đây 7 năm trước, cho biết Clark tính khí thất thường, hay bộc lộ cảm xúc thái quá vì những lỗi nhỏ.

Một người bạn khác là Abishek Patel 19 tuổi, người chơi Minecraft cùng với Clark lại bảo vệ bạn. “Cậu ấy có một trái tim lương thiện và luôn luôn để ý đến những người quan tâm tới mình”.

Năm 2016, Clark bắt đầu lập kênh YouTube, theo dữ liệu từ SocialBlade. Cậu đã xây dựng được một tập người xem lên đến cả nghìn fan và có chút tiếng tăm nhờ chơi bản mod bạo lực của Minecraft, dưới cái nick Open và OpenHCF.

Nhưng rồi cậu dần nổi tiếng hơn nhờ việc lừa đảo các game thủ Minecraft khác. Bắt nguồn từ việc mọi người chơi Minecraft muốn mạnh lên nhanh chóng phải bỏ tiền mua đồ hoặc mua chính nick mạnh của người khác. Và thủ đoạn của Clark là giả vờ rao nick này nhưng khi khách mua lại bán một nick khác 'cùi' hơn. Cậu cũng thỉnh thoảng lấy tiền trước giao dịch rồi biến mất nhanh như một cơn gió.

{keywords}

Nhiều diễn đàn đã "ban nick" vĩnh viễn do Clark có hành vi lừa đảo

Clark từng rao bán nick Open nói trên cho Nick Jerome 21 tuổi, sinh viên đại học ở Virginia. Cậu chỉ gửi hai tin nhắn qua Skype cho Jerome và anh chàng này, khi đó mới 17 tuổi, thật thà gửi 100 USD không một chút mảy may nghi ngờ. Sau đó, Clark nhẹ nhàng ấn nút chặn mọi liên lạc từ Jerome như hai người xa lạ.

Cuối năm 2016, một nhóm các game thủ Minecraft tức giận làm video YouTube để ‘bóc phốt’ Clark dưới cái nick Open, người đã cho họ ăn 'bánh vẽ' giveaways* suốt một thời gian dài. Trong những video trên kênh của mình, Clark tự hào kể về việc vẫn còn đi học nhưng đã kiếm được 5.000 USD/tháng nhờ chơi Minecraft.

(*giveaways là hình thức tặng quà cho người dùng may mắn trên mạng xã hội - PV)

Danh tính thật của Clark bắt đầu được hé lộ khi cộng đồng Minecraft ráo riết truy lùng cậu. Trong một số video, cậu thậm chí đã lộ gương mặt và phòng chơi game và còn được mọi người gọi là Graham.

Clark bắt đầu chuyển sở thích sang game đấu trường sinh tồn Fortnite và tìm hiểu về thế giới tiền ảo. Cậu tham gia diễn đàn dành cho hacker có tên gọi OGUsers và sử dụng nick Graham$. Người ta truy vết ra được rằng tài khoản này được đăng ký ở cùng một địa chỉ với các tài khoản Minecraft lừa gạt nói trên.

Clark mô tả bản thân trên diễn đàn này là một ‘thương nhân tiền ảo bỏ học’ và ‘tập trung kiếm tiền cho tất cả mọi người’. Nick Graham$ sau đó đã bị ban vĩnh viễn khi quản trị viên phát hiện ra cậu không giao dịch Bitcoin cho một người mua đã chuyển tiền thành công.

{keywords}

Căn hộ riêng ở Tampa, nơi Clark bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc 30 tội danh.

Dù vậy, Clark vẫn tìm được cách khai thác thông tin quan trọng về số điện thoại của mọi người gắn với các tài khoản trực tuyến trên diễn đàn này. Mục đích cuối cùng của việc lấy số điện thoại chính là ăn trộm tiền ảo lưu trữ trong tài khoản của mọi người.

Năm 2019, hacker đã chiếm quyền điều khiển từ xa chiếc điện thoại của Gregg Bennett, một nhà đầu tư công nghệ cao ở thành phố Seattle. Trong vòng vài phút, tên này đã chiếm đoạt được các tài khoản trực tuyến của Bennett bao gồm tài khoản Amazon và email cá nhân cùng 164 Bitcoins có trị giá 856.000 USD lúc đó, tương đương 1,8 triệu USD ở thời điểm hiện nay.

Bennett mau chóng bị tống tiền bởi một kẻ tự xưng là Scrim. Bạn đã đoán ra ai rồi phải không, vâng đó chính là một nick khác của Clark.

“Ta chỉ muốn lấy nốt phần còn lại của khoản tiền đầu tư trên chợ Bittrex. Ta luôn đi trước ngươi một bước và đây là lựa chọn dễ dàng nhất cho nhà ngươi”, trích lá thư tống tiền gửi bởi Scrim.

Nhưng rồi lại một buổi chiều không êm ả nữa đến với Clark. Tháng 04/2020, Sở Mật vụ Hoa Kỳ thu giữ thành công 100 Bitcoins từ cậu. Vài tuần sau, doanh nhân Bennett nhận được 100 Bitcoins từ nhà chức trách, số 64 Bitcoins còn thiếu hiện vẫn còn là một ẩn số, do tính khó truy vết của giao dịch tiền ảo. 

Trả lời phỏng vấn, ông Bennett cho biết Sở Mật vụ Mỹ không tiến hành bắt giữ kẻ trộm cắp vì chưa đủ tuổi vị thành niên. Cơ quan này từ chối bình luận.

Nhưng sau đó, Clark bắt đầu sống ở trong một căn hộ riêng với ban công và view nhìn ra công viên, cùng một góc chơi game đắt tiền để sống ảo, theo chính hình ảnh mà cậu đăng lên mạng xã hội.

Hai người hàng xóm tò mò kể rằng Clark rất khó gần, giờ giấc thất thường và lái một chiếc BMW màu trắng đời 3 Series.

Trên tài khoản Instagram là @error, Clark có chia sẻ một video lắc lư trong điệu nhạc trên một đôi sneaker 'cool ngầu'. Một bức ảnh khác cho thấy Clark đã mua một chiếc đồng hồ nạm đá quý hiệu Rolex. Tài khoản @error sau đó đã bị gỡ xuống phục vụ cho công tác điều tra mở rộng.

Một người bạn thân của Clark nói rằng cậu muốn làm lại cuộc đời sau khi được trao cơ hội lần thứ hai. Nhưng chưa đầy hai tuần sau khi bị Sở Mật vụ ‘sờ gáy’, các công tố viên cáo buộc Clark bắt đầu tìm cách thâm nhập vào Twitter.

Theo lời khai, Clark thuyết phục một nhân viên Twitter tin rằng mình là đồng nghiệp ở phòng IT và người này phải cấp quyền truy cập vào cổng dịch vụ khách hàng cho Clark.

Để vụ việc trót lọt, Clark tìm thêm đồng phạm trên diễn đàn OGUsers. Tên này bắt đầu tìm người mua các tài khoản Twitter có nick độc lạ, chẳng hạn như @w. Trong lúc đó, Clark sẽ thâm nhập vào hệ thống của Twitter rồi đổi chủ sở hữu của các tài khoản đó, theo hồ sơ vụ án.

{keywords}

Twitter cho thấy một cơ chế quản lý lỏng lẻo để tin tặc khai thác dễ dàng dù đây là mạng xã hội lớn ở Mỹ .

Vụ tấn công quy mô lớn bắt đầu vào ngày định mệnh 15/07/2020. Ít ngày sau, một đồng phạm nói với báo chí rằng kẻ chủ mưu bắt đầu lừa người mua tài khoản Twitter. Thủ đoạn của hắn là nhận tiền, giao tài khoản nhưng sau đó mau chóng lấy lại tài khoản bằng quyền truy cập vào hệ thống của Twitter. Đây cũng chính là thủ đoạn cũ mà Clark dùng để lừa những người chơi Minecraft.

Khi vài người quen trên mạng nghe tin rằng Clark bị bắt vì vụ hack này, họ nói rằng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả.

“Cậu ta chẳng bao giờ thực sự quan tâm đến ai cả trừ bản thân”, Connor Belcher, một người đồng đội cũ trong Minecraft của Clark, cho biết.

Phương Nguyễn (Theo NYT)

Tags:

相关文章



友情链接