当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Thói quen xài tiền mặt đang thay đổi ở Việt Nam và nhiều nước châu Á_kq sheffield

Thanh toán không tiền mặt dần phổ biến tại châu Á

TheóiquenxàitiềnmặtđangthayđổiởViệtNamvànhiềunướcchâuÁkq sheffieldo cuộc khảo sát được thực hiện mới đây tại 18 quốc gia của MasterCard, 94% người dùng cho biết sẽ cân nhắc sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán mới như mã QR, ví điện tử, tiền mã hóa,... trong năm tới. Đáng chú ý khi có đến 74% số người được hỏi cho biết sẽ mua sắm thường xuyên tại các doanh nghiệp nhỏ nếu có thêm các tùy chọn thanh toán.  

Chỉ tính riêng trong năm qua, 84% người tiêu dùng tại châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ sử dụng nhiều hơn các hình thức thanh toán mới nổi. Đáng chú ý khi có tới 64% số người được hỏi (trong đó 75% là người thuộc thế hệ Y) cho biết họ đã thử sử dụng các phương thức thanh toán mới vì tác động của đại dịch. 

{keywords}
Thanh toán không tiền mặt đang trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam và các quốc gia châu Á. 

Cùng với điều này là sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, người dùng đang kỳ vọng hơn về việc được phục vụ đa phương thức bán hàng, cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Trên thực tế, 60% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết họ sẽ tránh những cửa hàng không chấp nhận bất kỳ hình thức thanh toán điện tử nào.

Trong tương lai, việc sử dụng các công nghệ thanh toán có xu hướng gia tăng, trái lại, việc sử dụng tiền mặt sẽ giảm dần. 

Trên thực tế, 69% người dùng châu Á dự định sẽ ít sử dụng tiền mặt hơn trong năm tới. Trong khi đó, ví điện tử đã trở nên khá phổ biến đối với người tiêu dùng tại khu vực này. 68% số người được hỏi dự định sẽ sử dụng loại hình thanh toán này trong năm tới. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình toàn cầu (khoảng 62%).

{keywords}
Các phương thức thanh toán được người tiêu dùng cân nhắc sử dụng trong năm 2021 theo khảo sát của MasterCard. 

Tại Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, chỉ riêng trong Quý III/2020, đã có hơn 255.000 giao dịch được thực hiện qua các ví điện tử. Tổng giá trị của các giao dịch này lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Nhìn chung, tổng giá lượng giao dịch ví điện tử trong Quý III/2020 đã tăng 123,1% về lượng và 141,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. 

Thực tế này cho thấy, giống với phần lớn các nước khác trong khu vực, thói quen của người Việt Nam cũng đang dần thay đổi. Thay vì việc sử dụng tiền mặt, người dùng Việt Nam giờ đây đã sẵn sàng hơn để đón nhận các tiện ích thanh toán số.

Người châu Á đặc biệt thích QR Code và tiền mã hóa 

Trong số các phương thức thanh toán mới nổi, thanh toán bằng mã QR đặc biệt phổ biến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loại hình thanh toán này có sức hút đặc biệt lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương so với phần còn lại của thế giới. 

Trong số những người sử dụng mã QR để thanh toán, 63% cho biết trong năm qua họ sử dụng hình thức này thường xuyên hơn so với trước đây. 

{keywords}
Người Châu Á đặc biệt thích thanh toán bằng QR Code.

Tỷ lệ này là 64% ở cả Thái Lan và Ấn Độ, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 56%. Khảo sát của MasterCard cho thấy, lý do xài QR Code của người Châu Á nằm ở việc thuận tiện và đảm bảo vệ sinh bởi người dùng có thể thanh toán không chạm qua thiết bị di động của mình. 

Với trường hợp của Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dù việc thanh toán qua mã QR chỉ mới triển khai được một thời gian ngắn, đã có 30 ngân hàng và khoảng 90.000 điểm giao dịch trong nước chấp nhận thanh toán qua QR Code. 

Bên cạnh QR Code, tiền mã hóa cũng đang khẳng định vị thế của mình. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 45% người dùng được khảo sát cho biết họ có thể cân nhắc sử dụng tiền mã hóa trong năm tới. Con số này vượt xa mức 12% của năm ngoái và cao hơn mức trung bình toàn cầu 40%. 

{keywords}
Mức độ phổ biến của tiền ảo tại các quốc gia. Số liệu: Statista

Về mặt địa lý, nhiều người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn với việc sử dụng tiền mã hóa ở Thái Lan (46%) và Ấn Độ (44%) so với ở Úc (17%). Mặc dù vậy, với mức giá biến động lớn, các loại tiền mã hóa hiện nay nổi lên như một hạng mục đầu tư nhiều hơn là một loại tiền tệ để chi tiêu, mua sắm. 

Với trường hợp của riêng Việt Nam, tiền ảo hiện vẫn được xem là phương tiện thanh toán không hợp pháp. Việc phát hành, sử dụng tiền ảo là phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Tuy vậy, nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về mức độ phổ biến của “tiền ảo”. Khảo sát của Statista từng cho thấy, cứ khoảng 5 người Việt Nam được hỏi, 1 người nói rằng họ từng sử dụng hoặc sở hữu “tiền ảo”.

Trọng Đạt

Mobile Money: Yếu tố đẩy nhanh việc triển khai Nghị quyết số 52

Mobile Money: Yếu tố đẩy nhanh việc triển khai Nghị quyết số 52

Việc thí điểm dịch vụ Mobile Money chính là cách tiếp cận mở, sáng tạo, thể hiện sự đổi mới về tư duy quản lý kinh tế, xã hội theo đúng như tinh thần của Nghị quyết 52 được Bộ Chính trị đề ra. 

分享到: