Tháng 8 này,ôgáiViệttrúnghọcbổngtoànphầnbácsĩởatletico huila vs Mai Chi sẽ nhập học tại trường Johns Hopkins (Mỹ) bắt đầu chinh phục chặng đường trở thành bác sĩ mà cô mơ ước bấy lâu. Trịnh Mai Chi (1998) tốt nghiệp xuất sắc ngành Hoá sinh ở Wellesley College. Trong top 5% tốt nghiệp xuất sắc Cách đây 5 năm, nữ sinh 18 tuổi của lớp chuyên tiếng Đức Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) rời Hà Nội sang Mỹ nhập học tại Wellesley College với học bổng 4,7 tỷ đồng. Thời điểm đó, dù đạt điểm SAT 2290/2400, TOEFL 112/120, Chi vẫn gặp không ít khó khăn trong giao tiếp vì khác biệt môi trường và văn hoá. Tuy nhiên, Chi nhanh chóng làm quen và bắt nhịp để theo kịp chương trình học nơi đây. “Các buổi làm việc nhóm, thảo luận là cơ hội để em làm quen, kết nối với các bạn. Với một lượng kiến thức rất lớn và rộng từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, em phải chọn lọc thông tin, hệ thống lại để dễ ghi nhớ hơn”. Chi cho hay, hồi trung học em đã bắt đầu hứng thú với Sinh học nhưng chưa có cơ hội khám phá và tìm hiểu sâu. Vì vậy, trong kỳ đầu của năm thứ nhất, Chi đã đăng kí tham gia lớp học về Hoá (Introductory Chemistry), Sinh học phân tử và tế bào (Introductory Molecular and Cellular Biology) để thử sức. “Qua những tiết học về di truyền học phân tử hay hoá hữu cơ đã gợi trong em niềm đam mê nghiên cứu và quyết định chọn ngành Hoá sinh. Đặc biệt giáo sư dạy lớp Hoá đầu tiên còn là cố vấn chuyên ngành và cố vấn nghiên cứu của em trong nhiều năm qua”, Chi nói. Ngoài những môn chuyên ngành, Chi còn đăng ký lớp Văn học quốc tế, Xã hội học để mở mang kiến thức và hiểu biết của mình. Chi kể, sau khi hoàn thành các lớp nhập môn cơ bản trải qua nhiều bài kiểm tra thì sinh viên học tiếp lớp cao hơn và được đánh giá bởi dự án độc lập. Trong 4 năm học, Chi cũng tham gia đề tài nghiên cứu khoa học về đặc tính của protein BCR-ABL kinase, nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu dạng tủy mãn tính. “Cụ thể hơn, em nghiên cứu tương tác tĩnh điện giữa 1 số thuốc, đặc biệt là Imatinib và Ponatinib, và các biến thể của protein này để hiểu thêm về cơ chế kháng thuốc. Kết quả, đề tài được trình bày ở 1 số hội thảo khu vực và quốc gia ở Mỹ (American Chemical Society Conference)”, Chi cho hay. Mai Chi đã tốt nghiệp đại học với hạng tối ưu, nhận bằng Summa Cum Laude dành cho học sinh trong top 5% xuất sắc nhất và được kết nạp vào Sigma Xi (hội danh dự về nghiên cứu khoa học sinh viên đại học). Nhờ thành tích học tập xuất sắc nên Chi là 1 trong 15 sinh viên được kết nạp sớm vào Phi Beta Kappa (Hội danh dự toàn nước Mỹ chỉ kết nạp 10% sinh viên có thành tích cao nhất về học thuật trong mỗi khoá tốt nghiệp của các trường đại học). Hành trình chạm tới “ước mơ ngành Y” Trong thời gian học đại học, những mùa hè của Chi luôn gắn liền với hoạt động tình nguyện và chuyến thực tập nghiên cứu. Hè năm thứ 2, Chi có cơ hội thực tập tại DFCI/BCH (Dana Farber Cancer Institute và Boston Children’s Hospital, bệnh viện giảng dạy của Harvard Medical School), tham gia nghiên cứu y học chuyển đổi từ cơ bản sang lâm sàng về u nguyên bào thần kinh ở trẻ em. “Dự án của em làm về thử nghiệm 1 số thuốc mới trên các dòng tế bào từ bệnh nhân bị bệnh này và các dòng tế bào thường để đánh giá công hiệu cũng như tính độc hại của các hợp chất. Bên cạnh đó, em cũng tìm hiểu cơ chế hoạt động và tương tác với DNA/RNA/protein của các thuốc này”. Được gặp gỡ, học hỏi từ bác sĩ ở các phòng khám và hội thảo chuyên khoa đã giúp Chi quyết tâm trở thành bác sĩ. Nhận thấy xin học bổng ngành Y ở Mỹ có độ cạnh tranh cao, tỷ lệ chấp thuận thấp đối với sinh viên quốc tế nên Chi chuẩn bị từ sớm. Sang năm thứ 3, Chi tiếp tục tham gia nghiên cứu y học lâm sàng về bệnh viêm da cơ ở trẻ em tại Viện Lurie Children’s Hospital of Chicago (bệnh viện giảng dạy của Northwestern Medical School). Tại đây, Chi hỗ trợ giáo sư phân tích dữ liệu từ hơn 3000 lần khám trong khoảng 20 năm của hơn 600 bệnh nhân để tìm ra tiêu chí chẩn đoán mới, khách quan, hiệu quả hơn cho bệnh. "Dự án của em giúp chứng minh số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên (Natural Killer cells) trong máu là 1 chỉ số quan trong trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh, và rộng hơn, loại tế bào này có vai trò quan trọng trong sự phát sinh bệnh. Kết quả nghiên cứu hiện đang được nộp để trình bày ở hội thảo quốc gia ở Mỹ (American College of Rheumatology Convergence)” - Chi cho biết. Ngoài ra, Chi còn là tình nguyện viên điều hành tổ chức thiện nguyện Blue Cancer Society (gây quỹ cho American Cancer Society), tổ chức đăng ký hiến tủy, các buổi nói chuyện truyền cảm hứng của bệnh nhân chiến thắng ung thư... và tham gia giảng dạy, hỗ trợ học sinh tiểu học đến từ các gia đình nhập cư khó khăn ở Boston. “Sau hơn 1 năm tự học, ôn tập kiến thức cho kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test) và em đạt kết quả cao hơn 97% số học sinh dự thi bài này năm đó. Cũng trong năm cuối, em gấp rút hoàn thành hồ sơ, tập trung viết luận và xin thư giới thiệu để gửi đi những trường cấp học bổng ngành Y khoa”, Chi kể lại quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học bổng. Tốt nghiệp vào thời điểm dịch Covid-19 tại Mỹ căng thẳng, Chi khá tiếc nuối vì nhiều cơ hội lâm sàng bị huỷ. Chi tiếp tục làm trợ lý ở 1 phòng nghiên cứu về Huyết học và các bệnh về máu tại DFCI/BCH, tham gia một tổ chức tình nguyện dạy toán và khoa học cho học sinh cấp 2. Nhận phản hồi chấp thuận hồ sơ, trải qua vòng phỏng vấn khá căng thẳng, Mai Chi bất ngờ khi nhận được học bổng toàn phần học bác sĩ của Đại học Johns Hopkins. “Em vẫn không tin mình đã làm được, cho đến khi đặt bút cam kết nhập học vào tháng 4 vừa qua. Dù biết chặng đường học tập và tu nghiệp còn rất dài phía trước nhưng em cảm thấy hạnh phúc khi sống cùng đam mê của mình, được theo đuổi nghề Y cao quý”. Chi nói mục tiêu gần nhất là vượt qua các bài thi chuẩn hóa tiếp theo và trở thành bác sĩ nội trú tại 1 bệnh viện hàng đầu ở Mỹ. "Tuy dự định theo chuyên ngành Ung bướu và các bệnh về máu nhưng em sẽ dành thời gian trong 1 năm tới để tìm hiểu thêm về các chuyên khoa khác trước khi quyết định”. Ngọc Linh Người Việt đầu tiên vào thẳng cao học y tại đại học danh tiếng nước ÚcĐầu năm nay, Lê Triều Anh (sinh năm 2001) đã xuất sắc vượt qua 2.000 hồ sơ, trở thành 1 trong 10 thí sinh được nhận học bổng trị giá 2 tỷ đồng tại ĐH Sydney (Australia). |