Quyết định của Mỹ khiến các công ty nước này gần như không thể bán công nghệ cho tổng số 27 công ty,ỹgiángđònlênhàngloạtcôngtyđiệntoánlượngtửTrungQuốbxhbd anh trong đó có 12 doanh nghiệp Trung Quốc và hai đơn vị liên kết tại Nhật Bản và Singapore, theo Financial Timeshôm 25/11.
"Các hành động nói trên giúp ngăn (thành tựu) công nghệ Mỹ biến thành tiến bộ quân sự của Trung Quốc và Nga", bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, cho biết.
Bộ Thương mại Mỹ đặc biệt nhắm đến 8 công ty Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn việc tiếp cận công nghệ lượng tử. Cơ quan của Mỹ lo ngại các doanh nghiệp này có thể giúp Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cải thiện năng lực chống công nghệ tàng hình, chống tàu ngầm và giải mã hóa của Washington.
Bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Ảnh: Bloomberg. |
Các doanh nghiệp Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách bao gồm ba công ty con của Corad Technology - các doanh nghiệp mà Washington cáo buộc bán công nghệ cho Iran, Triều Tiên và các tổ chức có liên hệ với PLA.
Thượng Hải QuantumCTek và Phòng thí nghiệm Quốc gia Hefei về Khoa học vật lý là các đơn vị được Mỹ đề cập trong lĩnh vực lượng tử.
Washington cũng điền tên 13 công ty Pakistan do các hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, việc Viện Vật lý và Công nghệ Moscow xuất hiện trong danh sách cũng khiến quá trình mua bán công nghệ có ứng dụng quân sự của công ty Mỹ trở nên khó khăn hơn.
Danh sách của Washington còn bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và hàng không vũ trụ.
Theo Zing/FT
Ấn Độ sẽ soán ngôi Trung Quốc?
Mặc dù Ấn Độ đã tụt hậu so với Trung Quốc kể từ những năm 1980 nhưng chính phủ quốc gia Nam Á này đang thực hiện các bước quan trọng, thách thức đối thủ cạnh tranh kinh tế lớn nhất của mình.