Chia sẻ tại Lễ phát động “Chương trình sức khỏe Việt Nam” sáng nay 27/2,Đừngđặtnặngchuyệnhọcsinhphảiquahaykhôngquathểdụkkqbd Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thời gian học sinh ngồi trên ghế nhà trường là “giai đoạn vàng” để phát triển thể lực, trí tuệ.
“Nếu chúng ta tập trung nâng cao thể chất cho các em ngay từ giai đoạn này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc, đồng thời giúp các em vui tươi, hạnh phúc, giàu ý chí, khát vọng vươn lên trong học tập và cuộc sống. Để thực hiện điều này, việc đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, vệ sinh cá nhân là những yếu tố hết sức quan trọng”.
Huấn luyện viên Park Hang Seo và các bộ trưởng trong màn khởi động thể dục. |
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nhạ, công tác bảo đảm dinh dưỡng, tăng cường thể lực và vệ sinh cá nhân trong trường học còn gặp không ít khó khăn, bất cập. “Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng học đường, vệ sinh trường học còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân chơi, bãi tập, công trình nước sạch phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, tăng cường hoạt động thể lực trong các trường học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn...
Theo thống kê, hiện nay còn khoảng hơn 70% cơ sở giáo dục phổ thông chưa có sân chơi, bãi tập. Đây là thách thức rất lớn đối với ngành giáo dục trong quá trình triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe cho học sinh”.
Do đó, Bộ trưởng cho biết thời gian tới, Bộ sẽ tập trung tổ chức tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục thể chất ở các cấp học theo hướng khắc phục bất cập của chương trình hiện hành, tạo sự hấp dẫn, hứng khởi hơn cho cả người dạy và người học. Đẩy mạnh việc thành lập, hoạt động các câu lạc bộ thể thao, bơi lội, võ cổ truyền trong nhà trường. Duy trì tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho HSSV, đảm bảo 100% học sinh tham gia luyện tập thường xuyên, hàng ngày.
Mới đây, Bộ GD-ĐT cũng tổ chức hội nghị toàn quốc nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm thẳng thắn phân tích những khó khăn, bất cập để đưa ra giải pháp. Tại đó, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh giáo dục thể chất và thể thao trong trường học là nội dung mà Bộ GD-ĐT rất quan tâm.
Bộ trưởng Nhạ bày tỏ lo ngại khi hiện nay học sinh các cấp, sinh viên "nhỏ bé quá, nhiều em phải đeo kính cận, ham mê game nhưng không quan tâm đến giáo dục thể chất, thể thao".
“Người cứ như robot thì làm sao đáp ứng thời kỳ 4.0 được. Phải khỏe mạnh cường tráng, chứ thể trạng yếu đuối thì sao vui vẻ được”, bộ trưởng Nhạ nói.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đối với bậc học phổ thông, giáo dục thể chất rất quan trọng.
Tuy nhiên, khâu đánh giá hiên nay vẫn nặng về chuyện Đạt hay không Đạt, rất áp lực cho người học mà không tạo được hứng thú.
“Việc đánh giá phải theo sự tiến bộ của học sinh chứ không phải đánh giá qua được hay không qua mức này. Tôi phản đối việc đó, giáo dục thể chất cần khơi dậy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho mỗi người. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, hà cớ gì phải qua hay bao nhiêu điểm mới qua. Có những người vì cơ địa không thuận lợi bằng người khác, có khi suốt đời người ta không thể nhảy qua được một mức nào đó. Do đó điều cần là tạo cho các em tinh thần nâng cao sức khỏe, thậm chí chỉ cần đạt 2-3 điểm so với điểm 0 vẫn là tốt. Thể dục thể thao là phải khơi dậy sự đam mê chứ không phải là sự bắt buộc”.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, điều này cũng được Bộ nhấn mạnh và quán triệt. Riêng đối với giáo dục thể chất thì tính thực hành rất cao, do đó cần nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức.
Bộ trưởng Nhạ cũng bày tỏ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục rất quan trọng. “Cơ chế có nhưng người đứng đầu cơ sở mà không coi trọng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao thì phong trào cũng không bền được. Hiệu trưởng mà quan tâm, nhấn mạnh đến thể chất, phong trào thể thao thì sẽ được quan tâm. Trên thay đổi nhanh thì dưới mới hy vọng thay đổi được, còn dưới có trên không thì rất khó. Ít nhất bản thân là Bộ trưởng, tôi rất quan tâm đến hướng này nên tin chắc tới đây sẽ khác”.
Bộ trưởng cũng phát động phong trào tập thể dục, thể thao trong toàn ngành, đặc biệt chú trọng cố gắng thực hiện nề nếp việc tập thể dục buổi sáng, giữa giờ cho học sinh, khuyến khích tổ chức một số môn thể thao vừa rèn luyện sức khỏe, vừa phát triển tài năng như võ cổ truyền, bơi lội, bóng đá, bóng rổ... Theo Bộ trưởng, các thầy cô cũng phải là những tấm gương trong tập luyện thể dục, thể thao để học sinh noi theo.
Thanh Hùng
"Trường bạn em học nhiều quá, không có thời gian chơi thể thao..."
Nhiều học sinh, phụ huynh cho rằng chương trình môn học giáo dục thể chất, phương pháp dạy học và cách kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập, chưa thu hút và tạo sự hứng thú.