UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch đo lường sự hài lòng của cá nhân,ànhkếhoạchđolườngsựhàilòngcủacánhântổchứkq t tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, kế hoạch phấn đấu thực hiện mục tiêu đổi mới phương thức làm việc phù hợp, hiệu quả, thống nhất và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung các cấp; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020; duy trì và phát triển ổn định những năm tiếp theo.
Đối tượng đo lường sự hài lòng là cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức. Phạm vi đo lường sự hài lòng là cá nhân, tổ chức đã thực hiện và nhận kết quả giải quyết của các dịch vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Các yếu tố của phiếu điều tra, khảo sát theo quy định hiện hành, bao gồm 5 yếu tố: Tiếp cận dịch vụ hành chính công; thủ tục hành chính; công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công; tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị.
Ngoài nhóm câu hỏi về mức độ hài lòng của các yếu tố điều tra, khảo sát, phiếu điều tra xã hội học còn có phần nội dung về thông tin chung của người dân, tổ chức. Các nội dung về quá trình giao dịch và kết quả cung cấp dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính Nhà nước và câu hỏi về sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính Nhà nước. Căn cứ vào thực tiễn và yêu cầu quản lý hàng năm, có thể bổ sung thêm những tiêu chí đánh giá, câu hỏi để triển khai điều tra, khảo sát phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của tỉnh.
P.V