Công nghệ Việt trên bản đồ thế giới: Từ ước mơ hóa thành sự thực
Chia sẻ câu chuyện của mình,ệtNamđãcónhânlựcxuấtkhẩuphầnmềmrathếgiớbdkq laliga ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết: “20 năm trước, FPT đã quyết định đi ra thế giới. Chúng tôi đã mở văn phòng tại Ấn Độ, tại Thung lũng Silicon (Mỹ) nhưng buộc phải đóng cửa vì không có việc. Thậm chí, đã có lúc chúng tôi phải đem việc từ Việt Nam sang làm.”.
Tuy vậy, theo ông Bình, rất may là đến năm 2002, thị trường Nhật Bản đã chấp nhận FPT. Và từ một nhóm chỉ gồm 17 người, FPT Nhật Bản giờ đây đã có 17.600 kỹ sư công nghệ.
Từ không có khách hàng nào trong suốt nhiều năm trời, hiện nay FPT Nhật Bản đã có 700 khách hàng. Trong số này, có tới 100 công ty trong danh sách Fortune Global 500 (500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới).
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Trương Gia Bình, từ những việc dễ ban đầu với giá chỉ 1.500 USD/tháng, FPT Nhật Bản giờ đây vươn lên làm các công việc phức tạp hơn. Tới hôm nay, công việc phức tạp nhất FPT tại Nhật làm là tư vấn chuyển đổi số với giá 40.000 USD/tháng. Những công việc nhỏ lẻ đã giúp FPT vươn lên để làm những công việc lớn hơn.
Ở thời điểm hiện tại, dù trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19, FPT đã vượt 200 công ty Mỹ, trong đó có những tên tuổi lẫy lừng như Infosys, Tata, IBM… để kiếm về hợp đồng 150 triệu USD với một khách hàng Mỹ. Cũng trong năm nay, FPT đã vượt 20 công ty ở Malaysia để nhận hợp đồng 100 triệu USD.
Các doanh nghiệp ngành CNTT Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây, qua đó tạo ra nhiều sản phẩm chuyển đổi số phục vụ người dân, chính quyền, doanh nghiệp. Ảnh: Trọng Đạt |
Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam hiện đang là đối tác quốc tế hàng đầu tại Nhật và xếp thứ 2 tại Mỹ (chỉ đứng sau Ấn Độ). Ở Nhật Bản, công ty này đã vượt nhiều công ty Nhật và đứng trong top 50 về doanh nghiệp CNTT. FPT đang phấn đấu để lọt vào top 20 công ty cung cấp dịch vụ CNTT ở Nhật Bản.
Theo ông Trương Gia Bình, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT VINASA hiện đã có tới 300.000 “chiến binh viễn chinh” và tạo ra 1 ngành công nghiệp có giá trị 5 tỷ USD.
Những kỹ sư này có thể làm được bất cứ điều gì để giải quyết nhu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới. Chúng ta đã ước mơ Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới và ước mơ đó đã trở thành sự thực.
Cơ hội của doanh nghiệp phần mềm Make in Vietnam
Chia sẻ tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ông Trương Gia Bình cho rằng, CMCN 4.0 là cơ hội để Việt Nam cùng điểm xuất phát với các quốc gia hàng đầu thế giới.
Trước thời kỳ CMCN 4.0, các sản phẩm phần mềm Việt Nam rất khó chen chân bởi không còn kẽ hở. Chuyển đổi số giờ đây sẽ tạo ra cơ hội để chúng ta cho ra đời các sản phẩm Make in Vietnam. Tuy vậy, để làm ra một sản phẩm phần mềm tốt và có chỗ đứng trên thế giới vẫn là một thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Bình cho rằng, các doanh nghiệp nội sẽ có lợi thế trong việc giải các bài toán chuyển đối số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Kinh tế số là kinh tế nền tảng. Do vậy, ông Trương Gia Bình cho rằng, Việt Nam phải phát triển các sản phẩm nền tảng. Lợi thế của Việt Nam là các sản phẩm nước ngoài thường giải bài toán toàn cầu, và do đó khó đáp ứng yêu cầu của một thị trường ngách. Đây chính là cơ hội của các sản phẩm số Việt Nam.
Lúc này, các tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam cần thể hiện vai trò dẫn dắt cộng đồng công nghệ cùng nhau xây dựng, phát triển các sản phẩm số phục vụ người dân, doanh nghiệp, chính quyền. Chỉ khi các doanh nghiệp CNTT Việt đồng lòng, chúng ta mới có thể đi đến cùng để làm nên một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam phát triển hùng cường, thịnh vượng.
Trọng Đạt
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)