Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I Quyết định thành lập độiViệt Namtuyên truyền Giải Phóng quân (22-12-1944). Ảnh: Tư liệu – TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I Quyết định thành lập độiViệt Namtuyên truyền Giải Phóng quân (22-12-1944). Ảnh: Tư liệu – TTXVNGia đình ông có bảy anh chị em nhưngngười anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm 3 người con gái và 2 người contrai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Cụthân sinh là cụ Võ Quang Nghiêm và cụ Nguyễn Thị Kiên.Cụ Nghiêm là một nho sinh đã nhiềulần lều chõng đi thi tuy không đỗ đạt nhưng là một nhà nho có uy tín trongvùng. Cụ dạy chữ Hán nhưng khi phong trào học chữ Quốc ngữ phát triển ôngchuyển sang dạy chữ Quốc ngữ cho thanh thiếu niên trong làng và bốc thuốc chữabệnh cứu người. Cụ Nghiêm tuy không phải là Tiên chỉ của làng nhưng mỗi lầnlàng có việc tế, lễ, đều mời cụ làm chủ tế.Khi cuộc kháng chiến chống thực dânPháp bùng nổ, do phải thu xếp việc nhà nên chưa kịp tản cư cùng gia đình, ôngNghiêm đã bị giặc Pháp bắt đưa về giam ở Huế. Ông bị chúng tra tấn dã man chếtngay trong nhà lao Huế. Sau ngày đất nước thống nhất, con cháu đã tìm thấy vàbốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.Khác với cụ ông rất nghiêm khắctrong việc giáo dục con cái, giữ gìn nề nếp gia phong, cụ bà lại rất mực yêuthương, dang tay ôm con vào lòng đỡ lời cho con cái mỗi khi bị cụ ông mắng mỏ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chiến dịchĐiện Biên Phủ (Nguồn: TTXVN)Trong những năm đầu kháng chiếnchống Pháp, cụ bà cùng gia đình tản cư lên chiến khu Bang Rợn, huyện Lệ Thủy.Năm 1952 bà rời quê hương ra chiến khu Việt Bắc, rồi cùng gia đình Đại tướng VõNguyên Giáp trở về thủ đô Hà Nội sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng.Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèotrong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy,một Hoa Kiều giàu sụ ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹchèo nock (thuyền) chở ló (thóc) đi trả nợ. Cậu suốt buổi phải ngồi dưới nocktrông ló, còn mẹ cậu phải đội ló chạy lên chạy xuống bến giữa trời nắng changchang.Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câuchuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua HàmNghi hạ chiếu cần vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Phápbảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinhđô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ.Phải chăng những ấn tượng sâu sắc đó đã góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệpcách mạng của vị Đại tướng - Tư lệnh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Namsau này./.Theo Vietnam+