Trước hết hãy thứ nhấn ngón tay vào phía sau hộp sọ,ùngđiệnthoạisaicáchconngườiđangmọcthêmmộtlớpgaitrênhộpsọgiải vđqg bồ đào nha ngay phía trên cổ của bạn. Nếu cảm giác có một chiếc gai nhỏ nổi lên, bạn có thể nằm trong số những người đang phản ứng lại với việc dùng smartphone bằng cách tạo ra một lớp xương mới để giữ cho phần đầu và phần cổ không bị tổn thương trong quá trình cúi hoặc vươn cổ về phía trước.
Theo tạp chí Newsweek, tình trạng này liên quan đến một bộ phận được gọi là xương chẩm nằm ở phía sau đầu. David Shahar, một nhà khoa học về sức khỏe tại Đại học The Sunshine Coast, Úc cho biết trong sự nghiệp 20 năm qua, ông nhận thấy ngày càng có nhiều bệnh nhân bị lồi xương chẩm ở phía sau đầu. Trước đây hiện tượng này hiếm khi xảy ra.
Shahar cho biết, hiện tượng nhô xương chẩm được công bố lần đầu bởi nhà khoa học Pháp Paul Broca vào năm 1885.
Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí giải phẫu năm 2016, Shahar và đồng tác giả đã mô tả về việc anh phát hiện ngày càng nhiều những vết lồi xương chẩm bên ngoài trong ảnh chụp X-quang của các bệnh nhân tương đối trẻ đến với phòng khám của anh. Để tìm hiểu nguyên nhân, nhóm nghiên cứu của Shahar đã tiến hành phân tích 218 mẫu chụp X-quang cột sống cổ, nơi xuất hiện các vết lồi của xương chẩm trên người có độ tuổi từ 18-30 tuổi. Mức độ nhô ra khoảng 5mm được coi là hiện tượng lồi xương chẩm ngoài và trên 10mm là lớn.
Trong số đó, họ nhận thấy có 41% người bệnh bị lồi xương chẩm và phần gai dài ít nhất 20mm. Điểm đáng chú ý là hiện tượng này xảy ra phổ biến ở nữ giới với 67% so với 20% ở nam giới. Phần xương lồi dài nhất ở nam là 35,7mm và nữ là 25,5mm.
Việc xuất hiện thêm một lớp xương mới ở bên ngoài xương chẩm là một dạng của enthesophyte (tăng trưởng xương mới tại một vị trí nào đó trên cơ thể). Quá trình này thường kéo dài theo thời gian nên ít khi xảy ra ở người trẻ tuổi mà đa số chỉ xuất hiện ở người già.
Nghiên cứu cho biết, trường hợp enthesophyte nhô ra khỏi xương chẩm ngoài rất hiếm gặp trong các tài liệu y khoa. Một nghiên cứu vào năm 2012 dựa trên phân tích 40 hộp sọ chỉ tìm thấy một trường hợp có lớp xương lồi ra khoảng 9mm.
Shahar và đồng tác giả cho rằng, chính sự phát triển và việc tiếp xúc các thiết bị công nghệ từ nhỏ đã góp phần thúc đẩy lớp xương mới phát triển ở vùng xương chẩm ngoài ở nhiều người. Do đó cách duy nhất để ngăn hiện tượng này xảy ra đó là cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử một cách hợp lý.
Shahar mô tả hiện tượng này gọi là "text neck" và chia sẻ thêm với BBC về tình trạng này trên nhiều người. Ông cho rằng, khi chúng ta nhìn xuống các thiết bị như smartphone và máy tính bảng, cổ của chúng ta phải hoạt động để giữ cho đầu luôn ở vị trí đúng. Nếu quá trình này kéo dài, nó sẽ kích thích cơ thể tự tạo ra một loại xương mới để tăng diện tích bề mặt giữ trọng lượng của phần đầu.
Cũng trong một nghiên cứu khác của Shahar công bố trên Tạp chí Scientific Reports vào năm 2018 tiến hành phân tích 1200 người trong độ tuổi 18-86. Kết quả cho thấy, người già ít có khả năng bị lồi xchẩm hơn so với người trẻ tuổi. Điều này là có cơ sở khi người già không còn mấy tiếp xúc với các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng nên tránh được việc phát triển loại xương mới.
Kết thúc cuộc trò chuyện với BBC, Shahar tin rằng lớp xương mới hình thành sẽ càng ngày càng lớn hơn nếu như con người vẫn tiếp tục sử dụng smartphone và các thiết bị điện tử sai cách như hiện nay.