Cần biện pháp cầm tay chỉ việc_đá banh trực tiếp
Thực hiện Quyết địnhsố 103/2008/QĐ-TTg ngày 21-7-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Đềán “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” (gọi tắt làĐề án 103). Ban chỉ đạo đề án đã có buổi họp bàn thông qua kế hoạch triển khaithực hiện. Trong 4 dự án,ầnbiệnphápcầmtaychỉviệđá banh trực tiếp Bình Dương được thụ hưởng 3 dự án, chương trình cụ thểtừ chủ trương của Trung ương. Vấn đề còn lại là việc triển khai như thế nào chohiệu quả?
Phát huy nguồn lao độngnông thôn
Thông qua các chươngtrình hướng nghiệp, giới thiệu việc làm của tổ chức Đoàn, TN ngày càng có hiểubiết hơn trong tìm và chọn việc làm
Thực tế cho thấy, việctiếp cận với các nguồn thông tin nghề nghiệp, việc làm của thanh niên (TN) nôngthôn (NT) tại nhiều địa phương của cả nước còn có rất nhiều hạn chế, nhất là ởcác địa bàn vùng sâu, vùng xa. Bình Dương là tỉnh phát triển theo hướng côngnghiệp hóa - hiện đại hóa nên việc triển khai thực hiện Đề án 103 sẽ góp phần tạonên chuyển biến trong nhận thức về nghề nghiệp và việc làm của TN, đặc biệt làlao động TNNT, TN vùng sâu vùng xa. Việc phát huy nguồn lực lao động NT mộtcách hiệu quả sẽ mang lại những giá trị và ý nghĩa quan trọng cho tiến trìnhxây dựng và phát triển tỉnh nhà, tạo sự đồng đều và công bằng trong việc thụ hưởngcơ hội và điều kiện làm việc cũng như giá trị lao động giữa TNNT và TN thành thị.
3 nhóm dự án Bình Dươngsẽ triển khai thực hiện là “Truyền thông nâng cao nhận thức của TN và xã hội vềhọc nghề và lập nghiệp”, “Tư vấn và hỗ trợ TN khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”và cuối cùng là giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện đề án. Dựa vàonhóm nội dung này có thể thấy được tính chất và mức độ khá toàn diện của cácnhóm dự án đi từ thấp đến cao, bao gồm các giải pháp truyền thông, tuyên truyềnđến hỗ trợ TN lập thân, lập nghiệp. Trong đó quy mô và dài hơi hơn hết là dự án“Truyền thông nâng cao nhận thức của TN và xã hội về học nghề và lập nghiệp”.Theo đó, Bình Dương sẽ xây dựng mạng lưới các tư vấn viên, cộng tác viên là nhữngcán bộ Đoàn tại các xã, phường, thị trấn, trường học, doanh nghiệp và các tổ chứcxã hội... 100% các xã, phường, thị trấn tổ chức thành lập Câu lạc bộ “Thanhniên lập nghiệp”; đưa nội dung về hướng nghiệp, học nghề và tạo việc làm vàocác buổi sinh hoạt định kỳ tại các cơ sở Đoàn, phát hành cẩm nang “Việc làm laođộng trẻ”, “Hướng nghiệp, học nghề”, sổ tay “Bí thư chi đoàn và nghề nghiệp, việclàm”, sách “Giúp bạn chọn nghề”... trong đó, tỉnh sẽ tái bản 25.000 ấn phẩm, cẩmnang việc làm cho lao động trẻ và sách giúp bạn trẻ chọn nghề.
Cần cầm tay chỉ việc
Hướng nghiệp, tư vấnvà giới thiệu việc làm cho TN là một trong những nỗ lực đáng ghi nhận gần đây củacác tổ chức Đoàn, hội thanh niên thông qua những Ngày hội việc làm được tổ chứckhá quy mô với hàng ngàn vị trí được tuyển dụng chờ người lao động. Điều đángtiếc là tại những ngày hội này, có quá ít đối tượng thật sự có nhu cầu về việclàm tham dự do những điều kiện khách quan hoặc chủ quan, từ đó đã không pháthuy được hiệu quả như mong muốn. Những hạn chế này cần phải được khắc phục.
Cũng phải thấy rằng, đểđề án thật sự phát huy được hiệu quả và ý nghĩa thì cũng cần phải có biện phápcầm tay chỉ việc. Nghĩa là, ngoài việc trang bị kiến thức cho đội ngũ tư vấnviên, cộng tác viên, thì phải làm sao để mỗi tư vấn viên, cộng tác viên thật sựlà người bạn gần gũi của TN, đến từng hộ TN, nhất là các địa bàn NT và vùngsâu, vùng xa, không bỏ sót đối tượng TN nào thất nghiệp, chưa có việc làm vìthiếu thông tin. Có như vậy, mong muốn phát huy mọi nguồn lực lao động TN thamgia lao động tạo ra những giá trị kinh tế cho tỉnh nhà mới được phát huy từ “gốc”đến “ngọn”.
Có thể nói, chủ trươngđã có, vấn đề là việc triển khai như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn.50% của sự thành công tùy thuộc vào kế hoạch được xây dựng tốt, phần còn lại đượcquyết định bởi những người thực hiện mà thôi!
THANH HOÀI