Mỗi ngày 80 người tử vong Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ tại chương trình hợp tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn điều trị bệnh đái tháo đường và chương trình giáo dục bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) vừa diễn ra. Theệnhtiểuđườngngườilớntrêntuổimớimắcgiờtrẻtuổiđãbịnha cai 88o Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2017 thế giới có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường, tuổi từ 20 - 79. Dự báo năm 2045 con số này sẽ tăng lên gần 630 triệu. Tại Việt Nam, Thứ trưởng Y tế cho biết, hiện đang có 3,53 triệu người chung sống với bệnh tiểu đường. Mỗi năm có gần 29.000 người tử vong, tương đương hơn 80 người/ngày do các biến chứng liên quan như biến chứng tim mạch, thần kinh, thận, mạch máu, mắt... "Trong số các bệnh không lây nhiễm, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 sau tim mạch và ung thư”, Thứ trưởng Sơn thông tin. Năm 2017, Việt Nam đã tiêu tốn khoảng 765 triệu USD cho điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên đây chỉ là những con số bề nổi, theo ước tính vẫn còn 63% bệnh nhân tiểu đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng. Thậm chí, ngay những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh, chỉ có 30% tuân thủ phác đồ điều trị, gây ra gánh nặng rất lớn cho gia đình, xã hội. GS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, tiểu đường xuất hiện do rối loạn chuyển hoá đường trong máu, phổ biến nhất là type 1 và type 2 (chiếm khoảng 90%). Trong đó tiểu đường type 1 chủ yếu gặp ở trẻ em hay còn gọi đái tháo đường phụ thộc insulin kèm theo các triệu chứng rầm rộ như: Khát nước, tiểu nhiều và thường xuyên, đói nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn sút cân nhiều, mệt mỏi dễ cáu kỉnh... Trong khi đó tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin, là bệnh mạn tính và diễn tiến suốt cuộc đời, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi nhưng hiện nay có xu hướng trẻ hoá rất nhanh. “Giờ đái tháo đường type 2 có thể gặp ở những bệnh nhân rất nhỏ mới 9-10 tuổi, 13- 14 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do béo phì, nhất là khi tình trạng này ngày càng tăng ở Việt Nam”, GS Quang lo lắng. Mới đây, BV Nhi TƯ điều trị tiểu đường type 2 cho bé gái mới 13 tuổi. Từ nhỏ, bé gái đã thích uống nước ngọt, uống đều đặn hàng ngày nên lớn lên, cân nặng tăng nhanh ở mức béo phì. Khi đến BV khám, chỉ số glucose trong máu của bệnh nhi lên tới 11, trong khi ở mức 6,5 đã được chẩn đoán mắc tiểu đường. Ăn uống, tập luyện hiệu quả hơn thuốc Tiểu đường là căn bệnh diễn tiến rất âm thầm, liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng… Để dự phòng đái tháo đường type 2 ở người trẻ, GS Quang nhấn mạnh, cha mẹ đừng bắt trẻ ăn nhiều, hãy bỏ suy nghĩ muốn con thật béo và đừng để trẻ ngồi một chỗ quá lâu. Dinh dưỡng và vận động là 2 phương pháp cực kỳ quan trọng để phòng tránh tiểu đường. Với những trường hợp đã mắc tiểu đường, GS Quang khuyên người dân nên tuân thủ điều trị. Thực tế, bệnh nhân đi khám, được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn ăn uống, vận động nhưng chỉ được 1-2 năm đầu, từ năm 3, các chỉ số đường máu lại tăng rất nhanh và đến năm 5-6 thì quay lại như ban đầu. “Người bệnh tiểu đường cần phải thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt, tập luyện thể lực đều đặn. Các nghiên cứu cho thấy, chỉ cần duy trì dinh dưỡng và tập luyện có thể giúp 58% bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu, trong khi nếu chỉ dùng thuốc thì tỉ lệ này chỉ ở mức 31%”, GS Quang lưu ý. Theo GS Quang, với tình hình gia tăng nhanh chóng bệnh đái tháo đường tại VN, đội ngũ y bác sĩ cần phải thường xuyên được cập nhật kiến thức để tối ưu hoá phác đồ điều trị, đồng thời từ phía cộng đồng, cần phải truyền thông rộng rãi hơn nữa kiến thức phòng bệnh cho người dân. Trong chương trình nâng cao đào tạo về năng lực chẩn đoán và điều trị đái tháo đường, 10 chuyên gia y tế sẽ của Việt Nam sẽ được sang Mỹ tập huất chuyên sâu, sau đó sẽ trở về tập huấn, đào tạo cho hơn 2.000 bác sĩ trên toàn quốc. Thúy Hạnh Căn bệnh mãn tính 3,5 triệu người Việt mắc phải thường xuất hiện ở tuổi trung niên nhưng nay dần trẻ hoá do lối sống thiếu lành mạnh.Bệnh nhi điều trị tiểu đường tại BV Nội tiết TƯ
Trong đó bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao gấp 2-3 lần người bình thường.Bé gái 13 tuổi phát hiện mắc bệnh của người lớn tuổi từ chiếc quần nhỏ