您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Sức sống vượt thời gian của hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ_bóng đá c2 hôm nay 正文

Sức sống vượt thời gian của hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ_bóng đá c2 hôm nay

时间:2025-01-26 04:49:21 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Sức sống vượt thời gian của hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ_bóng đá c2 hôm nay

quan doi anh 1

Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu tại Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sáng ngày 10/12. Ảnh: Đức Huy.

Theo PGS.TS Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam - chân dung bộ đội Cụ Hồ là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ văn nghệ sĩ. Suốt nhiều thập kỷ, anh bộ đội cụ Hồ vẫn trở đi trở lại trong các tác phẩm, từ văn học, nhiếp ảnh, điện ảnh cho tới sân khấu.

“Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ là kết tinh phẩm chất cao quý của người lính: dũng cảm, hy sinh, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Đây còn là biểu tượng của lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn cao cả, tình đoàn kết, gắn bó keo sơn Quân - Dân, khát vọng Độc lập - Tự do”, PGS.TS Đỗ Hồng Quân phát biểu tại Hội thảo khoa học "Văn học nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam". Hội thảo diễn ra sáng ngày 10/12 tại Hà Nội.

Từ những ngày đầu chống Pháp, qua cuộc kháng chiến chống Mỹ và cho đến thời kỳ đổi mới, hình tượng này luôn được khắc họa một cách chân thực và đầy cảm xúc.

Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận định: “Những tác phẩm viết về bộ đội Cụ Hồ, dù trải qua bao năm tháng, vẫn mãi có sức sống vượt thời gian. Chúng không chỉ là hành trang tinh thần cho thế hệ kháng chiến, mà còn truyền cảm hứng cho những thế hệ mai sau”. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho sự trường tồn của các giá trị nhân văn mà hình tượng người lính mang lại.

quan doi anh 2

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Huy.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, những tác phẩm như Đồng chícủa tác giả Chính Hữu, Tây Tiếncủa nhà thơ Quang Dũng đã để lại dấu ấn trên văn đàn. Hình ảnh người lính gian khổ, vượt qua khó khăn với tinh thần lạc quan đã được khắc họa chân thực. Đến thời kỳ chống Mỹ, lớp nhà văn trẻ như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh tiếp tục làm phong phú thêm hình tượng bộ đội Cụ Hồ. Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật với lời thơ giản dị nhưng mạnh mẽ đã thể hiện được khí thế hào hùng của người lính trẻ trên đường ra trận.

Không chỉ thơ ca, hình tượng bộ đội Cụ Hồ còn xuất hiện trong tiểu thuyết và truyện ngắn. Các nhà văn như Nguyễn Thi, Lê Lựu đã xây dựng hình tượng người lính không chỉ trong chiến đấu mà còn trong cuộc sống đời thường. Họ là những con người mang trái tim lớn và tinh thần tiên phong trên hành trình phá bỏ những định kiến xã hội.

Một yếu tố quan trọng làm nên sức sống lâu bền của hình tượng bộ đội Cụ Hồ chính là sự gần gũi và tính nhân bản. Những người lính được khắc họa với cả điểm mạnh và yếu, nhưng vượt lên tất cả là lòng yêu nước và tinh thần hy sinh vì độc lập dân tộc. “Những tác phẩm về người lính không chỉ là câu chuyện của quá khứ, mà còn là bài học cho tương lai, là lời nhắc nhở rằng hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu và nước mắt”, nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh.

Văn học Việt Nam đã và đang tiếp tục làm sống dậy hình tượng bộ đội Cụ Hồ trong bối cảnh mới. Những tác phẩm gần đây không chỉ tái hiện hình ảnh người lính qua các cuộc chiến mà còn khai thác sâu hơn về cuộc sống và tâm tư của họ sau chiến tranh. Điều này góp phần khẳng định rằng hình tượng bộ đội Cụ Hồ vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận, kết nối các thế hệ trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với ý nghĩa lịch sử và giá trị nhân văn sâu sắc, hình tượng bộ đội Cụ Hồ sẽ trường tồn mãi trong lòng bạn đọc và trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn học dân tộc.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.