Tuyến đường bộ ven biển có thể kết hợp với hệ thống đê biển và hệ thống đường phòng thủ ven biển nhằm tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai và tăng cường củng cố quốc phòng,ạchđườngvenbiểncủngcốquốcphòkq các trận đấu đêm qua an ninh khu vực. Quan điểm trên được nêu rõ trong Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam do Thủ tướng vừa phê duyệt. Thủ tướng nêu rõ tuyến đường bộ ven biển là tuyến đường đi sát biển nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước. Tuyến đường bộ ven biển được hình thành trên cơ sở tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có kết hợp với việc đầu tư xây dựng mới, kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông và phù hợp với các quy hoạch khác trong vùng, khu vực. Đây không phải là một trục dọc quốc gia, chưa liên tục tại các cửa sông lớn. Quy mô của tuyến đường bộ ven biển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đoạn và không nhất thiết phải đồng nhất trên toàn tuyến. Tuyến đường bộ ven biển của VN dài 3.041km. Tuyến đường bộ ven biển được xây dựng phải phù hợp với điều kiện thủy, hải văn và đặc biệt lưu ý tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Như vậy, tuyến đường sẽ bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc thuộc xã Bình Ngọc, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tới cửa khẩu Hà Tiên, thuộc địa phận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang với chiều dài khoảng 3.041 km. Giai đoạn từ nay đến 2020: xây dựng mới, nâng cấp cải tạo khoảng 892 km; giai đoạn sau năm 2020: xây dựng mới, nâng cấp cải tạo khoảng 1.058 km. Chi phí cho hai giai đoạn này dự kiến 28.132,31 tỷ đồng. Tổng quỹ đất cần bổ sung cho việc xây dựng tuyến đường bộ ven biển khoảng 5.889,78 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp ước tính khoảng 333,97 ha). (Theo VNN)