Đối tác lắp ráp iPhone ở TQ quyết không chuyển về Mỹ_bdkq anh b
Bất chấp việc Tổng thống mới đắc cử Donald Trump gây áp lực buộc Apple phải đưa các dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ,ĐốitáclắprápiPhoneởTQquyếtkhôngchuyểnvềMỹbdkq anh b các nhà cung ứng linh, phụ kiện và lắp ráp iPhone cho Táo khuyết dường như vẫn nhất quyết cự tuyệt điều này.
Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016, Donald Trump từng lớn tiếng chỉ trích ngành công nghiệp công nghệ thông tin Mỹ vì sử dụng nhân công giá rẻ ở nước ngoài để sản xuất sản phẩm. Điều này khiến tân lãnh đạo Nhà Trắng khó chịu vì 2 lí do: Không chỉ các công nhân dây chuyền lắp ráp ở Mỹ không được hưởng lợi từ sự bùng nổ doanh số bán ra của thiết bị di động, mà cả người tiêu dùng Mỹ cũng đang trả lương cho công nhân nước ngoài khi họ mua một chiếc iPhone hay smartphone nào khác mới.
Tiên lượng trước được phản ứng của ông Trump từ mùa hè vừa qua, Apple đã thảo luận với hai đối tác cung ứng của mình là Foxconn và Pegatron về việc lắp ráp iPhone ngay trên đất Mỹ. Trong khi Foxconn được cho là đã nhất trí giúp Táo khuyết chuẩn bị cho một động thái như vậy, Pegatron tuyên bố các chi phí liên quan đến quyết định đó sẽ tăng cao đến mức bất khả thi.
Theo một thông tin mới công bố, hầu hết các nhà cung cấp linh, phụ kiện cho Apple ở Trung Quốc sẽ không chuyển bất kỳ hoạt động nào sang Mỹ. Lens Technologies, một công ty chuyên cung ứng kính cho Apple, bày tỏ lo ngại về việc sẽ phải trả lương công nhân cao hơn và rằng các công nhân Mỹ ít kinh hoạt hơn khi thực hiện các kế hoạch làm việc cần thiết để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của công ty. Lens Technologies đang cân nhắc giữa những bất lợi này với chi phí tiền điện và địa điểm rẻ hơn.
Nhìn một cách tổng thể, Apple đã xây dựng được một hệ thống đối tác khép kín ở Trung Quốc với chuỗi các nhà cung ứng gắn kết chặt chẽ với nhau, tọa lạc gần các nhà máy thuộc sở hữu của các nhà lắp ráp Foxconn và Pegatron. Việc di dời các khâu sản xuất iPhone sang Mỹ nhiều khả năng sẽ không cho phép Táo khuyết tái lập hệ thống chuỗi cung ứng này. Các nhà cung ứng sẽ đối mặt với những rắc rối của riêng họ. Ví dụ, một đơn đặt hàng về các bộ phận kim loại nhất định nào đó vốn thường chỉ mất 10 ngày để thực hiện ở Thâm Quyến, có thể mất tới 1 tháng ở Mỹ, do các công ty Mỹ không thể cung cấp mọi thứ cần thiết để giúp sản xuất ra bộ phận đó.
Tổng thống Mỹ mới đắc cử Trump đã cam kết sẽ áp dụng mức thuế tới 35% đối với các sản phẩm như iPhone, được chế tạo ở nước ngoài và vận chuyển về Mỹ. Song, điều mà tân lãnh đạo Nhà Trắng có thể chưa tính đến là, Apple nhiều khả năng sẽ đẩy gánh nặng giá thành tăng cao về phía người tiêu dùng.
"Để chế tạo iPhone Apple sẽ cần một cụm nhà cung ứng ở cùng một chỗ, điều mà nước Mỹ chưa có vào lúc này. Ngay cả khi ông Trump áp đặt mức thuế 45%, vẫn có khả năng các hãng sẽ vẫn quyết định tiếp tục sản xuất ở nước ngoài chừng nào tổng chi phí sản xuất và số tiền thuế phải nộp vẫn thấp hơn tổng số tiền họ cần phải đầu tư cho việc xây dựng và vận hành các dây chuyền sản xuất ở Mỹ", Tim Cook, CEo của Apple từng phát biểu vào tháng 12/2015.
Tuấn Anh(theo Phonearena)