Đã vài tháng kể từ khi Watch Dogschính thức ra mắt,điểmtrừcầnkhắcphụcđểWatchDogsthànhgameđỉnhPhầnhận định bóng đá anh chúng ta có thể dễ dàng đánh giáWatch Dogslà một tựa gamehết sức thành công về mặt lợi nhuận của Ubisoft.
Mặc dù là một thương hiệu hoàn toàn mới, Watch Dogsvẫn đạt mức doanh số khá ấn tượng”, lên đến hơn 4 triệu bản game ngay trong tuần đầu phát hành. Rõ ràng, việc Ubisoft chính thức công bố hậu bản của tựa game thế giới mở này chỉ là điều sớm hay muộn.
Xét một cách kĩ lưỡng, Watch Dogslà một tựa game thế giới mở khá đặc sắc khi trình làng đến người chơi một vài cơ chế gameplay thú vị mà chúng ta chưa từng được trải nghiệm ở những tựa game. Mặt khác, Watch Dogscũng tồn tại khá nhiều thiếu sót, phần nào đó làm lãng phí đi tiềm năng của game.
Điều này làm chúng ta dễ liên tưởng tới dòng Assassin’s Creed, khi phiên bản đầu tiên phải nhận nhiều phản ứng trái chiều về chất lượng của mình. Tuy nhiên, Assassin’s Creed 2 với hàng loạt những cải tiến, hoàn thiện so với bản 1 đã thực sự nâng tầm dòng game này lên.
Đương nhiên, điều tương tự cũng có thể sẽ xảy ra với Watch Dogs, nếu Ubisoft “định vị” được những điểm cần cải thiện dưới đây.
5. Đồ họa cần được cải thiện để xứng tầm nextgen.
Trong thời điểm nextgen console vừa đổ bộ, các yếu tố như đồ họa sắc nét, khung hình 60 FPS mượt mà hay các hiệu ứng bắt mắt luôn được phần lớn gamer, đặc biệt là gamer PC, để ý săm soi đầu tiên.
Với Watch Dogs,đồ họa chính là một trong những điểm mà tựa game này phải nhận nhiều lời phàn nàn nhất, từ trước và sau khi được phát hành. Còn nhớ vào E3 năm 2012, khi mà PS4 và Xbox One còn chưa được hé lộ, tâm điểm chú ý của báo giới và game thủ khi đó đều đổ dồn vào Watch Dogs với một nền tảng đồ họa nextgen vượt trội hoàn toàn với những gì chúng ta thường thấy trên PS3 hay Xbox 360.
Tua nhanh qua 2 năm sau, khi Watch Dogs chính thức ra mắt vào tháng 4 vừa qua, giờ đây tất cả những gì chúng ta được nhận là một sự thất vọng toàn tập.
Với phiên bản PC – một hệ máy luôn được ưu ái nền tảng đồ họa đẹp dễ nhất, kể cả khi đặt ở thiết lập cao nhất, dễ dàng nhận thấy đồ họa của Watch Dogsđã bị “hạ cấp” so với phiên bản E3 2012, khuyến mại thêm mức yêu cầu cấu hình gần như “không tưởng”. Mặc dù đã có khá nhiều bản mod đồ họa cho game nhưng nếu xét kĩ, chúng vẫn chưa đạt được đến tầm Watch Dogs“em của ngày hôm qua”.
Cũng phải nói thêm rằng, đồ họa của Watch Dogskhông hề “xấu” như lời nhận xét của một số người chơi, vốn có phản ứng thái quá do cảm thấy bị Ubisoft “quảng cáo láo”. Trái lại, thành phố Chicago trong Watch Dogscó rất nhiều khoảnh khắc “ đẹp lung linh”, đặc biệt là khi đêm xuống hay khi đổ mưa.
Tất nhiên, nếu so sánh với những tựa game nextgen ra mắt trong vài tháng trở lai đây, phần “hình” của Watch Dogschưa thể khiến người chơi phải trầm trồ như đã từng cách đây 2 năm.
Rõ ràng, trong Watch Dogs 2, chất lượng đồ họa chính là điểm cần phải giải quyết đầu tiên. Hi vọng, nhờ vào việc Ubisoft dần có kinh nghiệm hơn trong việc phát triển game trên console nextgen, người chơi sẽ được trải nghiệm một nền tảng đồ họa đỉnh cao đúng nghĩa.
4. Cốt truyện/nhân vật cần sâu sắc, thú vị hơn
Ngoài những điểm trừ nêu trên, Watch Dogs cũng gây thất vọng bởi một cốt truyện không quá đặc sắc. Game đưa người chơi nhập vai Aiden Pearce, 1 hacker/tội phạm, đang trong nhiệm vụ trả thù cho người cháu gái của mình không may qua đời trong một tai nạn thảm khốc.
Xét kĩ, kiểu mô típ “báo thù cho người thân” này đã được kể đi kể lại ở quá nhiều tựa game khác, vô tình khiến người chơi khó cảm nhận được sự mới lạ và lôi cuốn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng tính cách nhân vật cũng không khá hơn là mấy. Ngoài ngoại lệ là T-Bone, gần như tất cả mọi nhân vật trong Watch Dogsđều thiếu tính cách đặc trưng, nếu không muốn nói là sáo rỗng và buồn tẻ.
Ngay bản thân nhân vật chính của chúng ta, Aiden, cũng là một bản sao copy của hình mẫu anh hùng “kinh điển” đã có mặt nhan nhản ở mọi tựa game, cụ thể là gợi nhớ chút gì đó đến Batman (?!). Bên cạnh đó, những yếu tố như nguồn gốc, thân thế của những nhân vật cả chính cả phụ cũng không được cốt truyện giải thích rõ ràng.
Đặc biệt, nếu so sánh với những nhân vật đầy cá tính nhưng không kém phần thú vị như Trevor của GTA V, dàn nhân vật nhạt nhẽo cùng những đoạn hội thoại có chút “nực cười” trong Watch Dogs rất khó để người chơi cảm thấy gắn kết với nhân vật mình điều khiển. Đây chính là một điểm nữa phải cải thiện ở phiên bản sau.
Có lẽ, dường như chính Ubisoft cũng tự “thấu hiểu” được điểm trừ này của Watch Dogs nên đã úp mở việc cho nhân vật chính của phần 1 là Aiden “nghỉ chơi” ở phần 2.
MAX (theo WhatCulture) (còn tiếp)