Đứa trẻ chán học và người cha thiếu kiên nhẫn
Từ Vân Phong là người Đan Đông,ánhọcnổiloạnbốlàmđiềukhiếnconthayđổibấtngờtỷ lệ kèo 88 Liêu Ninh (Trung Quốc). Vợ anh bán quần áo trong một trung tâm thương mại, còn anh làm việc ở Đại Liên. Công việc của hai vợ chồng bận rộn nên gia đình ít có dịp sum họp.
Họ phải gửi con trai Từ Tử Thành cho ông bà nội, ngoại từ khi đứa trẻ 3 tuổi.
Từ Tử Thành là đứa cháu nhỏ nhất nhà nên ông bà hai bên hết lòng nuông chiều. Điều này khiến Tử Thành càng lớn càng khó bảo. Cậu bé luôn la hét nếu không vừa ý bất cứ thứ gì, trang Sinađưa tin.
Vân Phong dạy con không được nên mối quan hệ giữa hai cha con ngày càng trở nên căng thẳng. Tử Thành cho rằng, cha luôn vắng mặt mỗi khi cậu cần nhưng khi cậu mắc lỗi, tất cả những gì cha nói đều là mỉa mai, mắng mỏ và đánh đập.
Còn trong mắt Vân Phong, tính cách của con trai ngày càng tồi tệ, không những không tiến bộ trong học tập, ngày nào cũng nghịch điện thoại di động mà còn nói dối. Anh còn nhận ra con trai có xu hướng thích hàng hiệu để thể hiện giá trị của bản thân. Nếu việc này không được chấn chỉnh, tư tưởng của cậu bé sẽ bị chủ nghĩa tiêu dùng xói mòn.
Tuy nhiên, mỗi lần anh dạy con, đứa trẻ lại chạy sang ông bà nội. Và ông bà lại lên tiếng bênh vực cháu.
Khi Tử Thành chuẩn bị vào năm thứ 2 bậc trung học, Vân Phong nghĩ rằng, nếu cứ tiếp tục như vậy, con trai thậm chí sẽ không thể vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào cấp 3. Vì vậy, anh thấy mình nên sửa sai cho con trai.
Vân Phong nghe nói, việc đi phượt bằng xe RV trong vùng hoang dã có thể khiến con người ta tìm thấy sự yên tĩnh. Vì thế, anh nảy ra ý định cùng con trai đi phượt.
Vân Phong mua một chiếc xe ô tô cũ trị giá 50.000 tệ (khoảng 170 triệu đồng) cùng 2 thùng đồ ăn liền. Sau đó, cha con rời thành phố đông đúc đi theo con đường gần gũi nhất với thiên nhiên.
Từ xung đột đến hòa hợp
Chưa đầy 6 ngày kể từ khi bắt đầu hành trình, hai cha con đã rơi vào chiến tranh lạnh do mâu thuẫn. Nguyên nhân của việc này là do một đôi giày bị ướt.
Lúc đó là giữa mùa đông, Vân Phong thấy giày của con trai bị ẩm nên bảo con thay giày nhưng Tử Thành nhất quyết nói rằng giày không bị ướt. Vân Phong rất tức giận. Nhưng anh nghĩ đến mục đích của chuyến đi là cải thiện mối quan hệ cha con, sửa các lỗi sai của con.
Vì vậy, Vân Phong chọn cách im lặng. Đến khi bình tĩnh trở lại, anh nhẹ nhàng giải thích cho con trai lý do anh tức giận. Thứ nhất là anh không muốn con trai nói dối. Thứ hai, anh không muốn con trai đi một đôi giày ướt trong mùa đông lạnh giá vì như vậy rất có hại cho sức khỏe.
Đây là lần đầu tiên Tử Thành thấy cha mình nói nhẹ nhàng. Vì thế, cậu cũng thừa nhận rằng mình không cố ý cãi lời cha, cậu chỉ cảm thấy đôi giày này rất đẹp và cậu sẽ cởi chúng ra sau khi đi một lúc. Cuối cùng, vấn đề cũng được giải quyết một cách hòa bình. Đây cũng là khởi đầu tốt đẹp cho chặng đường tiếp theo.
Khi cuộc hành trình tiếp tục, mối quan hệ giữa hai cha con ngày càng hòa thuận, Vân Phong lái xe và nấu ăn, Tử Thành rửa bát đĩa và viết nhật ký chuyến đi.
Đi ngang qua những danh lam thắng cảnh, Vân Phong đều kể cho con trai nghe về những kiến thức lịch sử. Anh cũng dạy cho con trai một số kỹ năng chụp ảnh, đồng thời cho phép con trai sử dụng máy ảnh quý giá của mình để chụp phong cảnh trên đường đi – điều anh không bao giờ cho phép trước đây.
Sau khi đưa những bức ảnh về hành trình của mình và con trai lên mạng, hai cha con nhận được sự quan tâm của nhiều người.
"Tử Thành đang làm tốt", "Tử Thành cố lên" là những lời động viên của người dùng mạng gửi đến Tử Thành. Cậu bé đọc xong, vừa xấu hổ vừa hạnh phúc và quyết tâm thay đổi bản thân.
Sự thay đổi tích cực
Việc chia sẻ hành trình lên mạng xã hội cũng khiến Vân Phong nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bậc cha mẹ về những đứa con tuổi mới lớn nổi loạn của họ.
Vân Phong nhận ra, chuyện con nổi loạn không chỉ là vấn đề của riêng gia đình anh và hình phạt trước đây của anh đối với con trai quả thực quá nghiêm khắc. Đối mặt với trẻ vị thành niên, cha mẹ nên kiên nhẫn hơn và tích cực giao tiếp thay vì đối đầu để giải quyết xung đột.
Sau 54 ngày, vượt qua quãng đường 9.600km, Tử Thành đề nghị cha dừng lại cuộc hành trình vì sắp đến khai giảng. Cậu muốn quay lại để đi học. Vân Phong rất ngạc nhiên và vui mừng trước sự thay đổi này của con trai mình.
Chuyến đi đã tiêu tốn của anh 16.000 tệ (khoảng 54 triệu đồng) nhưng anh không tiếc số tiền ấy. Bởi chuyến đi không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ cha con mà còn giúp đứa trẻ thiết lập được những giá trị cơ bản.
Quang Trường