Việt Nam đứng áp chót ASEAN về hiệu quả giáo dục?_dự đoán bóng đá đêm nay
Không ít chuyên gia giáo dục lên tiếng lo ngại khi kết quả xếp hạng mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa cho thấy tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN.
Giáo dục Đại học cần nhìn rõ nội tại
TheệtNamđứngápchótASEANvềhiệuquảgiáodụdự đoán bóng đá đêm nayo đó WEF ghi nhận Singapore, Malaysia và Brunei Darussalam lần lượt đứng đầu trong khi Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7 và Thái Lan ở cuối bảng.
Kết quả xếp hạng này dường như là “cú tát đau” đối với nền giáo dục nước nhà, vì hằng năm chúng ta vẫn nghe ra rả không ngớt những bảng thành tích dày đặc tên của những học sinh tốt nghiệp loại giỏi; hay số lượng “khổng lồ” những Thạc sỹ, Tiến sĩ, Giáo sư được đào tạo.
Theo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài, hiện nay Việt Nam đang mắc phải kỳ vọng quá lớn rằng các bộ tiêu chuẩn mà các trường đang áp dụng sẽ đạt được chất lượng đào tạo tốt. Mà chúng ta lại buông lỏng vấn đề quản trị, quản lý trường Đại học.
Giáo sư Thomas J.Vallely cho rằng Việt Nam nên so sánh hệ thống đại học của mình với các nước khác mới có thể “vượt lên chính mình”, không nên mang sự phát triển của những trường cùng hệ thống so với nhau.
Đồng quan điểm này, Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch trường ĐH Tân Tạo (TTU - Long An) trăn trở: “Hiện nay chúng tôi cũng đang đối mặt với những rào cản đáng kể để phát triển trường. Cụ thể, đó là sự thiếu hụt những chính sách công được áp dụng rộng rãi nhằm hỗ trợ những ngôi trường đại học nghiên cứu - tư thục chất lượng cao như Tân Tạo. Nếu như Chính phủ đảm bảo quyền tự chủ cho các cơ sở ĐH tư thục, chúng tôi sẽ sẵn sàng tự chịu trách nhiệm trước xã hội về tất cả các quyết sách tài chính, nhân sự, chương trình giảng dạy đối với đại học”.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Đại học Tân Tạo |
Một ví dụ điển hình nhất cho luận điểm này là tại Mexico, hầu hết các trường đại học công lớn có những chữ "tự trị" trong tên của họ để nhấn mạnh sự độc lập của họ từ phía chính phủ đòi kiểm soát trực tiếp. Như vậy, câu hỏi do đâu có tình trạng “một người đạp ga, ba bốn người đạp thắng” trong quản lý quyền tự chủ của các trường đại học Việt Nam thực sự đang không có lời đáp!
Phải kiên quyết thì mới chất lượng
Đầu năm nay, tại Hội nghị Giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học tổ chức tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các chuyên gia giáo dục trên cả nước đã đưa ra những nhóm giải pháp nhằm giải tỏa những khó khăn, vướng mắc của cơ chế đào tạo Đại học Việt Nam.
Trong đó có ba vấn đề lớn, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng đào tạo ĐH gồm: Đổi mới quản trị ĐH và thực hiện tự chủ các trường ĐH; các giải pháp đảm bảo chất lượng, thực hiện kiểm định chất lượng trong toàn hệ thống; đổi mới phương pháp đào tạo, kết nối với nhà sử dụng lao động để tăng cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp... nhằm nâng cao chất lượng giáo giáo dục đại học.
Đại học Tân Tạo – ngôi trường phi lợi nhuận chuẩn Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam. |
Trong bối cảnh này, Bà Đặng Thị Hoàng Yến cũng cho rằng nhiệm vụ hàng đầu của TTU hiện nay là phải tiếp tục phấn đấu để trở thành trường đại học không vì lợi nhuận theo mô hình giáo dục Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Hiện nay, TTU là một trong số ít những trường đại học ngoài công lập được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo Ngành Y Đa khoa và Công nghệ sinh học. ĐH Tân Tạo cũng đang làm rất có kế hoạch việc tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy ở trường, như một minh chứng cho năng lực tự chủ trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ đào tạo nguồn uy tín, ổn định.
“Tôi vẫn hy vọng rằng trong tương lai gần, Việt Nam sẽ nhìn thấy điểm sáng cũng như lợi ích từ những mô hình đại học này - bao gồm cả khu vực tư thục và công lập - và chính phủ thông minh sẽ tìm cách vượt qua được những rào cản này, để hướng đến một nền giáo dục có chất lượng hơn.” - bà Hoàng Yến cho biết.
Minh Anh