“Tôi từng sang Trung Quốc học tiếng từ năm 2019. Thời điểm dịch bệnh,ốcbỏcákeo nha cai 88 tôi trở về quê ăn Tết với suy nghĩ sẽ sớm quay trở lại trường. Nhưng từ đó tới nay, tôi vẫn chưa thể quay lại Trung Quốc”, Kiều Diệu Linh (27 tuổi) kể.
Năm 2021, Diệu Linh quyết định học lên thạc sĩ ngành Giáo dục Hán ngữ quốc tế tại Trường ĐH Sư phạm Vân Nam, Trung Quốc. Trúng tuyển với mức học bổng toàn phần, nhưng do dịch Covid-19, Linh phải theo đuổi chương trình học online tại quê nhà. Toàn bộ bài giảng, trao đổi với giảng viên, bạn bè đều thông qua màn hình máy tính.
“Cảm giác của hầu hết sinh viên quốc tế là rất hụt hẫng. Chúng tôi đã phải bỏ ra khoản tiền lớn để đóng học phí mà chưa từng ngồi trên giảng đường. Mục tiêu của chúng tôi khi đi du học là được trải nghiệm văn hóa và tăng khả năng giao tiếp nhưng tất cả đều chưa đạt được”, Linh nói.
Một tháng trước, Linh vui mừng khi nghe giảng viên thông báo nhà trường bắt đầu cho phép sinh viên dần quay trở lại. Tuy nhiên, chi phí cho việc cách ly, vé máy bay… lên tới gần 70 triệu đồng khiến cô liên tục nghĩ đến chuyện bỏ cuộc.
Đến ngày 27/12, nghe tin Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới và dỡ bỏ biện pháp cách ly Covid-19, Linh như trút bỏ được gánh nặng tâm lý. Cô lập tức lên kế hoạch quay trở lại trường vào cuối tháng 2.
“Dù chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp, nhưng tôi chắc chắn sẽ trở lại Trung Quốc. Tôi mong có cơ hội được đi du học thực sự chứ không phải thông qua màn hình. Việc mở cửa biên giới sẽ giúp du học sinh tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn do vé máy bay bớt đắt đỏ và không cần phải cách ly. Thậm chí, mức phí này có thể quay trở về như thời điểm trước dịch”.
Cũng giống Diệu Linh, Ngọc Bích (24 tuổi, học thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Vân Nam) cũng quyết định quay lại Trung Quốc dù chỉ còn vài tháng nữa sẽ tốt nghiệp.
“Hai năm liền học online khiến tôi có nhiều điều tiếc nuối: chất lượng học không như kỳ vọng, không khí học tập cũng không mấy tích cực khiến sinh viên dễ bị phân tâm”, Bích chia sẻ.
Theo cô, nhiều bạn học đã chọn cách bảo lưu hoặc phải bỏ dở chương trình, riêng cô vẫn cố gắng duy trì việc học để tốt nghiệp đúng thời hạn.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại làm Bích vui mừng dù cô đang trong giai đoạn hoàn thành luận văn và chuẩn bị tốt nghiệp.
“Tôi sẽ quay trở lại Trung Quốc vào tháng 2 và cố gắng trải nghiệm hết những điều mình muốn trước khi tốt nghiệp vào tháng 6. Nếu thuận lợi, tôi sẽ tiếp tục học lên tiến sĩ”.
Quyết tâm trở lại, chấp nhận chi "bạo"
Trong khi đó, Bùi Tuyết Mai, sinh viên năm 2 Trường ĐH Sư phạm Sơn Đông từng là một trong số ít sinh viên quyết định quay trở lại Trung Quốc trước khi đất nước này mở cửa. Ở thời điểm đó, chi phí cho chuyến bay và cách ly là hơn 70 triệu đồng.
“Khi nhà trường gửi các giấy tờ liên quan để hỗ trợ sinh viên bay sang Trung Quốc, tôi thấy không thể trì hoãn được nữa mà quyết định lên kế hoạch đi ngay”, Mai nói.
Tuy nhiên, kế hoạch sau đó đã phải hoãn lại vì Mai mắc Covid-19.
Việc Trung Quốc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch Covid-19 ngày 8/1 tới đây, theo Mai, giúp cô bớt được 60 triệu đồng, vì theo ước tính mức phí ở thời điểm hiện tại có thể chỉ còn khoảng 10 triệu đồng.
Bà Đậu Thị Thúy Vân, chuyên gia tư vấn du học Trung Quốc, thông tin kể từ 8/1, Trung Quốc chỉ còn yêu cầu kết quả xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19 trước khi nhập cảnh 48 tiếng.
Điều này phần nào giản lược thủ tục và giúp du học sinh không còn phải chịu những khoản phí đắt đỏ khi theo học trực tiếp tại Trung Quốc.
“Rất nhiều du học sinh đã chờ đợi thông tin này, bởi từ năm 2020 đến nay, không ít du học sinh không thể quay lại trường. Thậm chí, nhiều sinh viên phải tốt nghiệp online.
Sinh viên cần theo dõi thông báo chi tiết của từng trường về chính sách đón sinh viên quốc tế và các thủ tục cần thiết để quá trình quay trở lại trường diễn ra suôn sẻ”, bà Vân nói.
Sinh viên tốt nghiệp đạt kỷ lục, thị trường việc làm Trung Quốc bị áp lựcTheo Bloomberg, tình trạng thất nghiệp của người trẻ Trung Quốc năm 2023 được dự đoán sẽ không cải thiện, trong khi số lượng sinh viên tốt nghiệp gia nhập thị trường lao động tăng kỷ lục.