Cô giáo reo lên hạnh phúc như chính cô là người giải được bài toán này: “Em thật xuất sắc! Em là người đầu tiên làm đúng bài toán này trong lớp cho tới thời điểm này. Mẹ em chắc chắn đang rất tự hào về em!”.
Nhận biết màu sắc
Và buổi kiểm tra bắt đầu.
Các câu hỏi được cô lần lượt đưa ra từ dễ đến khó dần,ờkiểmtrađặcbiệtcủahọcsinhlớhull city đấu với west brom từ đơn giản tới phức tạp hơn và rất toàn diện, bao gồm cả kiến thức về mầu sắc, kiến thức về chữ, về đọc hiểu, về số, khái niệm cơ bản về toán và cuối cùng mỗi phần luôn là những câu hỏi mang tính logic, đòi hỏi phải vận dụng trí thông minh để trả lời.
Bên cô giáo trong kỳ thử thách đầu tiên
Đầu tiên cô kiểm tra con trai tôi về nhận biết màu sắc. Cô đặt lên bàn mấy con gấu nhựa đủ các màu sắc sặc sỡ, chia nửa cho cô, nửa cho con tôi, và yêu cầu con tôi nhận diện màu sắc, gọi tên các màu. Sau đó cô xếp một hàng các chú gấu cùng màu rồi yêu cầu con tôi xếp giống thế về màu và số lượng.
Rồi bài bắt đầu khó dần lên. Cô yêu cầu con tôi copy cô, lúc thì xếp nhiều dẫy gấu mỗi dẫy một màu, lúc thì nhiều dẫy gấu trộn chung nhiều màu, cuối cùng là dẫy gấu xếp pha trộn các màu theo một quy luật nhất định kiểu hai con mầu trắng, ba con mầu đỏ, một con mầu nâu, và cứ kéo dài theo trình tự ấy, v.v...
Điều này đòi hỏi các trò phải tập trung và quan sát tốt, có đầu óc phân tích quy luật mới xếp được đúng như hình mẫu ngày một đa dạng và nhiều chi tiết. Các hình que nhiều màu sắc cũng được cô sử dụng để kiểm tra óc quan sát của trẻ.
Chữ số và chữ cái
Tiếp theo, cô bắt đầu kiểm tra kiến thức xem con tôi đã biết những gì chữ số và chữ cái.
Theo chương trình ở mẫu giáo, sau khi các em học xong mẫu giáo lớn thông thường đều biết đếm từ 1 đến 10,và biết hết các chữ trong bảng chữ cái. Nhưng cũng có em giỏi hơn, biết đếm đến một trăm và biết ghép từ đơn giản nhiều khi do chơi nhiều những trò chơi ghép chữ và nhớ được.
Vì vậy cô giáo bắt đầu kiểm tra kiến thức của con tôi bằng cách đặt lên bàn 10 chữ số từ 0 đến 9. Cô yêu cầu trò đọc hết số, rồi đưa 3, 4 số, trộn nháo nhào sau đó yêu cầu trò xếp theo trình tự từ nhỏ tới lớn.
Cô cũng đưa những tấm cát có các chấm như các hình đô-mi-nô và cát có viết các con số rồi yêu cầu con tôi xếp các cát thành từng cặp sao cho các số lượng chấm tương ứng với chữ số trong cát.
Để kiểm tra kiến thức về chữ cái cô đưa cho con trai tôi bảng chữ cái, yêu cầu đọc to xem thuộc được bao nhiêu chữ cái, rồi chỉ chữ cái theo những trình tự khác nhau - không theo thứ tự trong bảng chữ cái - xem con tôi có thật thuộc mặt chữ hay chỉ đọc vẹt theo kiểu bài hát A, B, C.
Kỹ năng đọc và nghe
Sau đó cô lại lấy những cuốn sách nhỏ, đọc truyện cho trò nghe. Trước hết cô hỏi con tôi: “Em có biết khi đọc các dòng trong sách người ta đọc chữ từ trái qua hay phải qua, từ trên xuống hay dưới lên?”.
Con tôi ngớ ra, không biết cách đọc thế nào là đúng. Khi ấy cô giáo nhìn tôi, nhắc tôi lưu ý điểm này. Cô dặn tôi khi về nhà đọc sách cho con phải dùng ngón tay chỉ vào từng từ để cho cháu có kiến thức cơ bản về cách đọc và đặc biết nhớ đọc sách cho con hàng ngày trước khi đi ngủ.
Rồi cô bắt đầu đọc truyện. Trước khi đọc vào nội dung truyện cô đọc tiêu đề truyện và hỏi trò khi nghe cô đọc tiêu đề này trò có biết nội dung truyện sẽ nói về gì không. Đây là cách để kiểm tra trí thông minh và khả năng phán đoán trước sự việc của trẻ.
Sau khi đọc xong truyện cô lại đặt những câu hỏi đơn giản về nội dung truyện để kiểm tra khả năng nghe hiểu của trò. Dựa vào đó cô sẽ dự đoán được sự phát triển trí tuệ và khả năng nhận thức của trò, cũng như sớm phát hiện những trẻ có vấn đề trí tuệ chậm phát triển, chậm hiểu để có thể có biện pháp giáo dục phù hợp với từng học trò.
Khích lệ không ngừng
Trong suốt quá trình kiểm tra, mỗi lần con trai tôi trả lời đúng câu hỏi cô đều không ngại ngần thưởng cho học trò của mình những lời khen ngợi không ngớt: “Wow, em đã biết điều này rồi sao?!”. “Ôi, em thật giỏi!”. “Chà, em quả là xuất sắc!”.
Mỗi khi con trai tôi ngập ngừng hoặc trả lời sai cô đều không quên động viên: “Không sao cả. Em sẽ được cô dạy về điều này ở lớp!”. “Chẳng có điều gì khủng khiếp ở đây. Rồi nhất định em sẽ làm được”.
Và cô cũng không quên nhắc tôi ghi nhớ hoặc chụp ảnh lại các câu trả lời của con để hiểu trình độ con và tiện hỗ trợ nhà trường những vấn đề con trai còn yếu.
Tự tin do luôn được khích lệ
Tôi đặc biệt ấn tượng với một bài toán logic cô ra cho con trai tôi thực hiện. Cô đưa cho cậu học trò nhỏ ba cây nến, các cây nến đều đốt dở, độ dài ngắn còn lại khác nhau. Cô yêu cầu trò xếp ba cây nến theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Con trai tôi sau và giây suy nghĩ đã làm được đúng yêu cầu của cô.
Sau đó cô đưa một cây nến thứ tư với độ dài khác cả ba cây nến trước và bài tập đưa ra là: “Hãy đặt cây nến thứ tư này vào cùng hàng với ba cây nến kia sao cho dãy nến vẫn đảm bảo bốn cây nến này đều đứng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn”.
Nghe xong đầu bài cô giao cũng thấy hơi ớn lạnh, vì điều tôi lo là con mình không hiểu được yêu cầu bài. Nó giống như toán đố chứ không giống những câu hỏi về con số đơn thuần. Lần này cậu trò nhỏ có vẻ suy nghĩ có vẻ mông lung lắm. Cô nhìn trò giọng đầy khích lệ:
- Em có thể không làm đúng cũng không sao, vì mấy tuần kiểm tra vừa qua chưa có bạn nào làm đúng được bài tập này cả.
Con trai tôi ngước lên nhìn cô, rồi cuối cùng quả quyết đặt cây nến trên tay vào vị trí tạo cho cả hàng nến xếp đuôi nhau thành hình tịnh tiến đi lên. Nhìn kết quả con làm được, tôi sung sướng vô bờ, bởi tôi biết con đã hiểu đề bài và lời động viên của cô giúp con thêm tự tin.
Kết quả là con đã làm được và làm đúng. Cô giáo reo lên hạnh phúc như chính cô là người giải được bài toán này: “Em thật xuất sắc! Em là người đầu tiên làm đúng bài toán này trong lớp cho tới thời điểm này. Mẹ em chắc chắn đang rất tự hào về em!”.
Ngồi nghe cuộc sát hạch trình độ giữa cô giáo và con trai mà tôi như vỡ ra bao điều về cả cô và trò.
Cảm nhận được cách thức cô giáo truyền đạt cho con mình, cảm ơn sự quan tâm và lắng nghe của cô dành cho con, thấu hiểu trình độ của con mình, những gì mình đã làm được, chưa làm được cho con và tiếp tục cần làm gì để trợ giúp cả thầy và trò trong chặng đường học tập tiếp theo.
Thấy trong lòng tràn đầy niềm lạc quan và tin tưởng vào nền giáo dục mà con trai đang được hưởng. Quên đi hết mọi lo lắng và căng thẳng trước buổi kiểm tra. Cảm thấy yêu cả hai cô trò biết bao!
Có những nơi trẻ em thực sự được như búp trên cành...
Tôi sẽ nhớ một giờ kiểm tra chất lượng này suốt đời, vì nó giúp tôi hiểu hơn các thầy cô đã đầu tư biết bao sức lực và trí tuệ để có được buổi kiểm tra chất lượng trong vòng một tiếng nhưng vô cùng toàn diện, giúp cả các thầy cô và cha mẹ thấu hiểu về trình độ, khả năng của con em mình.