"Cách Apple sử dụng để mã hóa dữ liệu tại Trung Quốc hoàn toàn tương tự với cách đã sử dụng tại Mỹ,đảmbảochínhphủTrungQuốckhôngthểtheodõiđượciMessagecủangườidùkqbd uae Anh và UAE", Cook trả lời trong một bài phỏng vấn của NPR hồi thứ Hai. Theo CNET, Cook còn bổ sung thêm rằng, đặt vị trí lưu trữ dữ liệu tại đây không có nghĩa là có quyền truy cập vào bất cứ thông tin iMessages nào. Đầu năm nay, Apple đã tuân thủ những điều lệ mới và bắt đầu lưu trữ dữ liệu iCloud tại Trung Quốc, thị thường điện thoại lớn nhất thế giới với khoảng 131 triệu người dùng iPhone. Các dữ liệu iCloud bao gồm tin nhắn, email và toàn bộ những hình ảnh được sao lưu từ các thiết bị Apple. Việc di dời nơi lưu trữ đã khiến cho nhiều người đặt câu hỏi liệu rằng chính quyền Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu người dùng dễ dàng hơn hay không. "Những tin nhắn này đều được mã hóa đầu cuối", Cook cho NPR hay, "Apple không biết bạn đang nói gì, chúng tôi không ghi lại nó, cũng không lưu trữ nó. Chúng tôi không có chìa khóa để mở. Chìa khóa này là người gửi và người nhận". Apple rất coi trọng việc bảo vệ quyền riêng từ và thường từ chối bán dữ liệu khách hàng hay rõ ràng nhất mà chúng ta từng thấy đó là không cung cấp chìa khóa backdoor cho chính phủ Mỹ truy cập vào dữ liệu người dùng. Tại sự kiện WWDC của Apple, Cook cũng tuyên bố rằng hãng sẽ thêm một tính năng trên tình duyệt Safari của họ để ngăn chặn mọi theo dõi bên thứ ba có trong những trang web, bao gồm cả Facebook. Hãng cũng sẽ thêm vào một tính năng nữa về vân tay, cho phép các bên thứ ba có thể nhận dạng thiết bị của bạn thông qua dữ liệu. Với Cook và Apple, quyền riêng tư là "một trong những quyền tự do quan trọng của mỗi người đã được mặc định với những người Mỹ". |