Tại hội thảo “Giáo dục và đào tạo Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Hội đồng Lý luận TƯ và ĐHQG Hà Nội tổ chức ngày 20/5,ạisaonăngsuấtlaođộngSingaporebằngngườkết quả bóng đá quốc gia thụy điển các đại biểu một lần nữa sốt sắng với câu chuyện chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập của Việt Nam.
Còn nhiều bài giảng vô bổ
Nhìn nhận việc đào tạo đại học hiện nay, Chủ tịch Hội Khuyến học Nguyễn Thị Doan đánh giá còn nhiều bất cập ngay từ khâu đầu vào: Thực tế đòi hỏi một đằng, còn các trường lại tuyển sinh một kiểu. Việc tuyển sinh chủ yếu dựa vào chỉ tiêu cho phép hơn là nghiên cứu cơ cấu ngành nghề đã dẫn đến việc vừa thừa, vừa thiếu nguồn nhân lực.
Nguyên Phó Ch
"Cung - cầu không gặp nhau. Nhiều trường đào tạo trên cơ sở “cái mình có” mà không chú ý đến “cái thực tế cần”.
Bà Doan cũng cho rằng, trước yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, về nguyên tắc cần phải đổi mới toàn diện. “Nhưng việc Bộ GD-ĐT chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá hình như chưa trúng vì thi cử là đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra. Còn làm thế nào để có đầu vào, đầu ra tốt phải là nội dung và phương pháp giảng dạy”.
Bên cạnh đó, bà Doan nhìn nhận việc chuyển các trường từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học và cho ra đời nhiều trường đại học đã kéo chất lượng đào tạo đi xuống.
Ngoài ra, còn nhiều bất cập khác như chương trình còn dạy lý thuyết nhiều, nhiều bài giảng vô bổ, lý thuyết suông; bản thân thầy cũng thiếu kiến thức thực tế, chỉ dạy lý thuyết là chính; lương giáo viên còn thấp…
Hệ quả tất cả những điều trên, theo bà Doan, đã khiến Việt Nam tụt hậu xa hơn so với các nước trên thế giới.
“Năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 là 15 lao động của Việt Nam bằng 1 người Singapore, nhưng đến nay là 23 lao động Việt Nam mới bằng 1 người của Singapore”, nguyên Phó Chủ tịch nước bày tỏ sự lo lắng.
GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)
GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho hay các trường đã nỗ lực thay đổi để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thị trường; nhưng năng suất lao động vẫn không cải thiện là do thế giới đang thay đổi nhanh chóng với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, kỹ thuật và hệ thống kết nối vạn vật. Nhờ đó, một người có thể làm gấp nhiều lần trước đây.
Sự thay đổi quá nhanh này cũng khiến các trường đại học không đáp ứng kịp.
"Chúng ta đã có nhiều điều chỉnh nhưng vẫn còn rất nhỏ và hạn chế. Cụ thể, chỉ có khoảng 1/4 tổng số trường đại học ở Việt Nam đã có sự thay đổi, trong khi số còn lại thì chưa. Đó cũng là lý do dẫn đến năng suất lao động không cao”, ông Minh lý giải.
Phải cạnh tranh chất lượng đầu ra
Trong khi đó, ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - lại cho rằng muốn chất lượng giáo dục đại học phát triển, cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh về chất lượng đầu ra.
“Đầu ra là do nhà tuyển dụng yêu cầu. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu tương xứng với các kỹ năng trong tương lai thì các trường đại học không thể hô hào đổi mới kỹ năng và chương trình đào tạo”, ông Duy nói.
Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ -lại cho rằng, muốn chất lượng giáo dục đại học phát triển, cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh về chất lượng đầu ra
Ông Duy cũng nhận xét nếu nhà tuyển dụng chỉ lựa chọn ứng viên dựa trên tiêu chuẩn bằng cấp thì các trường sẽ chạy theo bằng cấp.
“Ở đây, chính phủ là hội tiêu dùng và sử dụng nguồn nhân lực lớn nhất. Nếu yêu cầu tuyển dụng đặt ra kỹ năng trong tương lai thì các trường không thể không chủ động trong việc này.
Và hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng đã bắt đầu tuyển dụng không chỉ qua bằng cấp. Họ còn đánh giá ứng cử viên thông qua phỏng vấn và các kỹ năng khác. Như vậy, trường đại học nào chú trọng thay đổi kỹ năng trong tương lai thì đầu ra sẽ được nhiều công ty lớn tuyển dụng”.
Cần giảm bớt "mùa thi"
TS. Mai Văn Tỉnh, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, cũng cho rằng, “giáo dục đại học của Việt Nam hiện đang thắt chặt đầu vào và nới lỏng đầu ra. Xu hướng này đi ngược với định hướng của nhiều nước trên thế giới là nới lỏng đầu vào và thắt chặt đầu ra”.
Bên cạnh đó, theo ông Tỉnh, một điều Việt Nam chưa làm được trong hệ thống giáo dục phổ thông là giảm bớt việc thi cử.
TS. Mai Văn Tỉnh, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam
Ví dụ như ở nhiều quốc gia luôn nhấn mạnh học dựa vào dự án, đòi hỏi người học phải xác định mục tiêu và lập kế hoạch của riêng mình. Singapore đã đưa cách “học theo dự án” như một khía cạnh bắt buộc để vào đại học. Ở đây cũng không có các bài thi trắc nghiệm mà dành thời gian cho học sinh học trải nghiệm.
“Còn ở Việt Nam, một năm có hai mùa là mùa thi và một mùa nữa là mùa chuẩn bị thi”, ông Tỉnh nói.
Do vậy, ông Tỉnh cho rằng, cải cách trong giáo dục chỉ có thể xảy ra khi có sự thay đổi trong các kỳ thi và tuyển sinh đại học. Bên cạnh đó, các trường học phải trở thành trung tâm học tập toàn diện, trong đó việc học hiệu quả không chỉ là vấn đề của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh mà còn là mối quan tâm của cả phụ huynh.
Thúy Nga
Thay vì cấm, Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn lại cho phép sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học.