Học phí,ệnsinhviênlàmthêmnửađêmgiậtmìnhvìsếpgọigiaoviệty sô bong đa hôm nay chi phí sinh hoạt... là nỗi lo của không ít sinh viên. Như Quỳnh (quê ở Thanh Hóa, sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Chi phí thuê trọ đắt đỏ. Các chủ trọ thường có xu hướng ép giá và tăng phí thuê. Nhưng sinh viên vẫn chấp nhận bởi nếu chuyển đi cũng tốn kém, mất thời gian và cuộc sống sẽ bị đảo lộn”.
Dường như khó khăn càng chồng chất hơn khi các chủ trọ có xu hướng tăng giá phòng vào thời điểm “sốt phòng” như hiện nay - khi một lượng lớn tân sinh viên nhập học. Vốn đã chật vật trong chi tiêu hàng tháng, nay tiền nhà tăng khiến nhiều sinh viên như Quỳnh lo lắng.
Như Quỳnh chia sẻ: “Thời gian nghỉ hè vừa rồi, em tranh thủ đi làm thay vì về quê để có thêm thu nhập giúp năm học mới “dễ thở” hơn”.
Thanh Hoa (sinh viên năm 3, quê Thái Bình) cũng chia sẻ: “Hè vừa rồi, em tranh thủ kiếm thêm chút ít để đỡ gia đình trong những khoản chi cho năm học mới. Hè không phải đi học, em có nhiều thời gian làm hơn và thu nhập cũng tốt hơn”.
Muôn khó khăn bủa vây sinh viên làm thêm
Thanh Hoa làm hai công việc cùng lúc, phục vụ tại quán cà phê và làm việc ở nhà xuất bản. Nhiều lúc đi làm xa cộng thêm trời mưa gió, tắc đường khiến nữ sinh nản lòng.
Hoa chia sẻ: “Có những ngày, em làm đến tối muộn và về đến nhà rất mệt mỏi, không đủ tinh thần và sức khỏe để học bài. Khi làm thêm nhiều như vậy, em cũng không có nhiều thời gian để giao lưu với bạn bè”.
Làm cùng lúc 2 công việc, nhưng mức lương Thanh Hoa nhận được chỉ đủ để chi trả những khoản phí sinh hoạt.
Nữ sinh luôn tranh thủ mọi lúc để xem lại bài giảng và ôn tập kiến thức chuẩn bị tốt cho buổi đến trường. “Lúc ở quán cafe, khi vắng khách, em tranh thủ ngồi xem tài liệu, ôn bài hoặc đọc biên tập bản thảo ở NXB” - Thanh Hoa chia sẻ. Nhờ vậy 4 kì liên tiếp, nữ sinh giành được học bổng của trường.
Thanh Huyền (Thanh Hóa) đang theo học tại Đại học Công nghiệp cũng đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập bởi bố mẹ chỉ chu cấp học phí, còn khoản phí thuê nhà và các dịch vụ khác em phải tự trang trải.
Nữ sinh kể: “Sinh viên làm thêm đối mặt với nhiều khó khăn. Em đã từng bị chậm lương, bị quỵt tiền, bị cấp trên chèn ép gây khó dễ…”.
Khi mới chỉ là cô sinh viên năm nhất, Thanh Huyền đã xin vào vị trí bán hàng trong một siêu thị, ngày làm 8 tiếng, sáng đi học, chiều tối đi làm. Công việc quá vất vả, nữ sinh đã chọn cách kết thúc công việc sau 2 tháng.
Ngay sau đó, Huyền tiếp tục xin vào làm sale cho một công ty về dịch vụ Kế toán. “3 tháng đầu, em được trả lương đúng ngày nhưng những tháng sau đó bị chậm lương. Bị chậm lương nhiều khiến em chán nản”.
Công ty lý giải đang thiếu vốn đầu tư nên xảy ra tình trạng chậm lương. Nữ sinh đã xin nghỉ việc ngay sau đó.
Nữ sinh tiếp tục xin vào làm kế toán nội bộ (part time) cho một công ty gần trường. Thanh Huyền chia sẻ: “Không chậm lương cũng không nợ lương nhưng công việc có những khó khăn riêng”.
Cô chia sẻ thêm: “Giờ hành chính, những giấy tờ em đưa cho sếp kí, sếp không xem mà cầm về nhà. Sau đó, cứ 12h-1h, sếp lại nhắn tin hỏi vì sao chỗ này có điều khoản như này hay là chỗ này không hợp lí sửa như thế nào… Có những hôm em mệt quá đi nghỉ sớm không trả lời, đến 5h-6h sếp lại nhắn tin hỏi và yêu cầu làm việc này việc kia...”.
Cũng chỉ nửa tháng sau, Thanh Huyền đã xin nghỉ vì quá áp lực. Nữ sinh thừa nhận việc kiếm tiền chưa bao giờ là dễ dàng và càng khó khăn hơn với các bạn sinh viên khi vừa đi học vừa đi làm để có kinh phí trang trải cuộc sống.
Việt Hoàng
Những sinh viên làm thêm xuyên TếtVới nhiều người, Tết là dịp gia đình đoàn viên, sum vầy. Nhưng cũng có không ít bạn trẻ chấp nhận đón Tết xa quê để tranh thủ kiếm tiền trang trải cuộc sống.