Cắt giảm rác thải điện tử là động lực chính trong đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) về việc bắt buộc một bộ sạc đa năng cho điện thoại di động và các thiết bị khác. Họ hy vọng bằng cách loại bỏ đi các bộ sạc khác nhau cho các thiết bị khác nhau,ínhsáchhợpnhấtbộsạccủaEUsẽhạnchếrácthảiđiệntửtrongtươxoilac kết quả bóng đá để hầu hết các điện thoại đời mới đều phải được trang bị cổng sạc type - C.
Các chuyên gia nhận định, hành động này của EU không có tác động quá lớn với số lượng lớn rác thải điện tử đang chất đống trên khắp thế giới. Tuy nhiên, điều này cho thấy quyền lực của EU áp đặt lên Big Tech.
Ruediger Kuehr, người đứng đầu văn phòng Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên hợp quốc tại Bonn, Đức, cho biết: “Đó là một bước đi quan trọng, nhưng chắc chắn không giải quyết được vấn đề rác thải điện tử.”
Theo Kuehr, có 54.000 tấn bộ sạc trên toàn cầu bị lãng phí mỗi năm. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm khoảng 0,1% trong tổng số 53,6 triệu tấn chất thải điện tử được tạo ra hàng năm, theo số liệu từ Giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2020.
Quy định mới mà Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu dự kiến chính thức thông qua vào cuối năm nay, cũng áp dụng cho bộ sạc của các thiết bị điện tử khác: Bao gồm máy tính bảng, tai nghe, máy ảnh kỹ thuật số, máy chơi trò chơi điện tử cầm tay và loa di động.
Sara Behdad, phó giáo sư tại Đại học Florida cho rằng, việc tiêu chuẩn hóa bộ sạc sẽ làm giảm chi phí sản xuất, giúp cho giá thành bộ sạc giảm đi đáng kể. Điều này có thể khuyến khích mọi người mua nhiều bộ sạc hơn, dẫn đến việc sinh ra nhiều rác thải điện tử hơn.
Mặt khác, Behdad chỉ ra, tiêu chuẩn hóa các bộ phận là cách giúp sửa chữa và tái chế bất kỳ thiết bị điện tử nào dễ dàng hơn.
Thái Hoàng (theo The Verge)