Chia sẻ tại buổi gặp gỡ,ộtrưởngYtếCuộcchiếnvớcá cược trực tuyến tri ân các thầy thuốc tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP.HCM sáng 29/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long gửi lời chúc mừng địa phương đã vượt qua thời khắc cam go, khốc liệt.
Bộ trưởng cho biết, giai đoạn vừa qua là “cuộc chiến khốc liệt nhất trong cuộc đời làm nghề của nhiều y bác sĩ. Một số giáo sư, bác sĩ chia sẻ, trải qua 4 tháng tại TP.HCM, kinh nghiệm 5 năm, cả cuộc đời cũng chưa thể bằng. Chúng ta trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn. Đến nay, cuộc sống đang dần trở lại bình thường”, Bộ trưởng nói.
Theo ông, TP.HCM đạt được như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp, đồng lòng của người dân TP dù trải qua bao mất mát, vất vả. “Như Thủ tướng từng nói: Chiến thắng dịch bệnh Covid-19 là chiến thắng của nhân dân”, ông nói thêm.
Người đứng đầu ngành y nhấn mạnh, khó khăn rất lớn của TP.HCM là phải đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự, đảm bảo đời sống, tính mạng sức khỏe…cho hàng triệu người dân trong lúc dịch bệnh tấn công. “Chúng tôi cảm ơn người dân TP.HCM. Sự đóng góp hy sinh của người dân là điều các lực lượng y tế chúng tôi khắc ghi mãi mãi”, Bộ trưởng bày tỏ.
Tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định, qua đợt dịch Covid-19, chúng ta ghi nhận được nhiều bài học về lãnh đạo, chỉ đạo, bài học huy động nhân dân, bài học triển khai chuyên môn…
Có những thời điểm vô cùng khó khăn, ví dụ như khi ngành y tế phải quyết định điều lực lượng lớn vào TP.HCM.
“Chúng tôi hình dung mỗi quận, huyện của TP.HCM bằng cả một địa phương; ngành y tế phải tham mưu, giúp đỡ quận, huyện đó xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai chống dịch. Khi ấy, bắt buộc chúng tôi phải điều lực lượng vào. Lúc cử 10.000 y, bác sĩ chi viện TP.HCM trong đợt 1, nhiều người, nhiều cơ quan không tin và hoài nghi tại sao lại điều lực lượng lớn như vậy. Nhưng chúng tôi đã mường tượng được cuộc chiến phía trước khốc liệt ra sao…”, Bộ trưởng Bộ Y tế tâm sự.
Trong đợt 2, Bộ Y tế cử 15.000 y bác sĩ, điều dưỡng và 39 đơn vị y tế vào TP.HCM. Các đơn vị kết hợp với nhau, thành lập trung tâm hồi sức cấp cứu. Ví dụ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kết hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp 2 đơn vị khác là Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Bình. Bộ Y tế giao quyền điều hành tất cả đơn vị trung ương cho Chính quyền TP.HCM.
Bộ trưởng bày tỏ sự biết ơn với người dân, lãnh đạo TP.HCM đã giúp đỡ lực lượng y tế chi viện, từ vấn đề di chuyển, ăn ở… “Nhiều y bác sĩ nói, khi trở về, ký ức không bao giờ quên với họ là nghĩa tình của người dân, lãnh đạo TP trong thời gian khó khăn nhất”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tại buổi gặp gỡ, tri ân các thầy thuốc tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19 ở TP.HCM sáng 29/10 - Ảnh: Quang Hùng |
Người đứng đầu ngành y tế cũng nhấn mạnh, trong cuộc chiến với Covid-19 tại TP.HCM, khó khăn nhất nhưng tự hào nhất là việc thành lập các trung tâm hồi sức cấp cứu trong thời gian ngắn (do các bệnh viện tuyến Trung ương phụ trách). Điều này trong các kịch bản, phương án chống dịch đã chuẩn bị đều không có, chủ yếu dựa vào phương châm “4 tại chỗ” và lực lượng tại chỗ.
“Chúng ta vừa thiết kế vừa thi công. Việc thành lập các trung tâm hồi sức cấp cứu không có quy trình. Chúng ta ra quyết định thành lập ngay, bổ nhiệm ngay rồi ra quy chế hoạt động, chỉ trong mấy ngày đã phải hoàn thành. Lịch sử ngành y tế chưa từng có tiền lệ”, ông chia sẻ.
Bên cạnh đó, các trung tâm này cũng phải hỗ trợ cho ngành y tế TP.HCM về các vấn đề chỉ đạo tuyến, đào tạo, tập huấn. Cán bộ của các trung tâm được cử xuống cơ sở y tế quận huyện để vừa hỗ trợ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, vừa giúp đỡ điều trị tại chỗ.
“Những vấn đề về lý thuyết chúng ta chỉ giữ được “cốt chính”, còn lại phải linh hoạt vận dụng từ tình hình thực tế. Đây là những là bài học cực kỳ lớn”, Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, ngành Y cũng thu được các bài học về sắp xếp lại bộ máy y tế cơ sở.
“Một trạm y tế xã phường có 7.000 dân khác 4.000 dân, càng phải khác những trạm y tế xã phường lên tới hàng trăm nghìn dân. Những nơi lên tới trăm nghìn dân sẽ không thể chỉ xây dựng mô hình trạm y tế. Chúng tôi sẽ tổng kết lại, trình Quốc hội 1 đề án cụ thể để tổ chức sắp xếp lại bộ máy của y tế cơ sở. Trong đó, phải đầu tư thực sự cho y tế cơ sở để khi có tình huống xảy ra, y tế tuyến dưới có thể đảm đương được nhiệm vụ”, Bộ trưởng chia sẻ.
Theo ông, hệ thống y tế dự phòng cũng cần phát triển lại bộ máy. Đây là vấn đề Bộ Y tế đang chuẩn bị rất gấp rút.
Vấn đề về chế độ chính sách, chuẩn bị hậu cần như trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc men, vắc xin,… cần đẩy mạnh vì trong đại dịch, sự đứt gãy trong những chuỗi cung ưng này đang hiện hữu.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, những bài học rút ra từ đợt dịch ở TP.HCM sẽ không chỉ cho riêng TP mà còn là bài học cho cả các tỉnh TP khác và cho toàn ngành y tế trong ứng phó với đại dịch.
“Qua đợt dịch này, ngành y tế đúc kết được nhiều bài học quý báu để tổ chức sắp xếp, phát triển hệ thống y tế của Việt Nam cao hơn. Chúng tôi đã có những nghiên cứu, rà soát, tổng kết để chuẩn bị tốt hơn, sẵn sàng nếu tương lai còn có đại dịch nào khác”, Bộ trưởng khẳng định.
Nguyễn Liên - Ngọc Trang
3 mục tiêu lớn nhất hiện nay của TP.HCM là bảo vệ an toàn sức khỏe nhân dân, tính mạng con người; làm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, chiến lược về y tế sẽ là trụ cột số một.
(责任编辑:Thể thao)