Tình huống trớ trêu trên được bác sĩ Trương Hữu Khanh,ácsĩTrươngHữuKhanhbấtngờbịngườibệnhmắngkhôngcóđạođứtỷ lệ 88 nguyên Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, chia sẻ trên Facebook.
Theo đó, bác sĩ Khanh nhận tin nhắn của một bệnh nhân. Người này cho biết vì tin tưởng bác sĩ Khanh quảng cáo thuốc tiểu đường nên đã đặt mua và uống hết 8 lọ. Tuy nhiên, đường huyết của bệnh nhân tăng gấp đôi. Người này cho rằng bác sĩ không có đạo đức, “vì đồng tiền mà quảng cáo bậy bạ”.
Phản hồi thông tin trên, bác sĩ Khanh cho biết mình không quảng cáo thuốc, không phát biểu hay tư vấn điều trị tiểu đường, giãn tĩnh mạch, đau khớp. “Tất cả là giả mạo”, ông nói. Đây cũng không phải lần đầu tiên bác sĩ Khanh và nhiều đồng nghiệp phải lên Facebook đính chính về việc bị mạo danh, ghép ảnh quảng cáo thuốc vô tội vạ.
Bác sĩ cũng nhắn gửi người bệnh nên cẩn thận, tìm hiểu và nhắn tin hỏi ông trước khi mua thuốc, tránh bị lừa đảo.
Trước đó, chia sẻ với VietNamNet, bác sĩ Khanh cho biết gặp rất nhiều tin nhắn của người dân hỏi về việc bán thuốc tiểu đường hay xương khớp. Không ít người nghĩ rằng có bác sĩ quảng cáo nghĩa là uy tín nên đã chuyển tiền mua thuốc. Tuy nhiên, tất cả quảng cáo trên đều là giả mạo nhằm mục đích lừa đảo.
Theo bác sĩ Khanh, chiêu thức lừa đảo quảng cáo thuốc ngày càng tinh vi hơn. Trước đây, kẻ gian chủ yếu cắt ghép hình ảnh bác sĩ. Hiện nay, các đối tượng này thiết kế một bài viết giống như bài phỏng vấn trên báo chính thống. Nội dung bài viết gồm các thông tin khoa học của từng bệnh lý, ghép hình ảnh bác sĩ và quảng cáo thuốc. Nếu không tỉnh táo, người bệnh sẽ dễ dàng mắc bẫy.