Với Nguyễn Thị Minh Tú (1997) - sinh viên Đại học Leipzig tại Cộng hòa liên bang Đức,ùngngheduhọcsinhkểchuyệnTếtthầbóng đá malaysia hôm nay để có được cơ hội học tập lại ‘biển lớn’ như hôm nay là do cô may mắn có những người thầy giỏi.
"Trong cuộc đời học sinh của mình, người thầy để lại trong em nhiều ấn tượng nhất và cũng khiến em nuối tiếc nhất là thầy Đỗ Minh Trung. Vì em biết tới thầy khá muộn, chỉ vài tháng ngay trước kỳ thi vào đại học.
Thầy không chỉ là người có kiến thức sâu rộng và luôn tràn đầy nhiệt huyết với bao thế hệ học sinh, mà còn là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho em về ước mơ đi du học qua những câu chuyện trải nghiệm ở nước ngoài đầy thú vị của thầy.
Chưa gặp thầy, nhưng lời đồn về "một chiếc thước to to" của thầy Trung từ các anh chị khóa trên đã đến trước. Tuy nhiên, khi em gặp thầy, chẳng thấy có "cái thước to to" nào, chỉ có một thầy Trung hết sức tâm lý, luôn lo lắng tận tâm để trang bị cho học trò cả kiến thức lẫn định hướng cuộc đời’, Minh Tú kể.
Cho đến bây giờ khi ra nước ngoài du học nhưng nữ sinh 9X chưa từng quên công ơn của những người đã dạy dỗ mình.
‘Không chỉ thầy Trung, em cũng rất may mắn vì được gặp nhiều thầy, cô ở tuyệt vời. Nhờ đó mà em đã có những quyết định đúng đắn từ đó có tương lai rộng mở như hôm nay. Dù đi xa nhưng mỗi khi Tết đến, đặc biệt là vào ngày truyền thống mùng 3 Tết thầy của người Việt, em lại nhớ đến những người đã chắp cho em đôi cánh để bay xa.
Ở nước ngoài, không đến chúc Tết các thầy cô được, em gửi lời chúc mừng năm mới và lời cảm ơn chân thành nhất đến những người thầy", Minh Tú nói.
Chia sẻ cuộc sống hiện tại ở Đức, Minh Tú cho biết, bên cạnh những lúc lên giảng đường hoặc thư viện học, cô cũng đi làm thêm để nâng cao vốn sống, khả năng giao tiếp và mở rộng quan hệ xã hội.
Minh Tú tự đánh giá cuộc sống của mình khá là may mắn, thuận lợi và bình yên. Mặc dù vậy, đôi lúc em cũng gặp những khó khăn nhất định như là sốc văn hóa, nhớ gia đình, thầy cô, bạn bè tại Việt Nam, nhất là trong những ngày Tết đoàn viên. Tuy nhiên, đối với Minh Tú, đi du học vẫn là điều rất tuyệt vời để có thể bước ra khỏi ‘vùng an toàn’, khám phá bản thân và trải nghiệm cuộc sống.
Phạm Xuân Long, theo học chương trình thạc sỹ hợp tác bởi 4 trường đại học khác nhau ở Châu Âu (Pháp, Anh, Đức và Tây Ban Nha),cho biết đến nay là năm thứ hai cậu sống ở nước ngoài nhưng chưa bao giờ được đi hay biết đến dịp Tết thầy ở những nước cậu đã từng qua.
Chàng trai sinh năm 1999 kể mặc dù sinh sống và học tập ở xa quê hương nhưng cậu vẫn dành thời gian hỏi thăm, tâm sự và gửi những lời chúc vào các dịp lễ quan trọng như Tết Nguyên đán tới những thầy, cô giáo đã từng dạy dỗ và luôn là những con người mà cậu trân quý.
‘Hơn thế nữa, thầy cô còn là những điểm tựa vững chắc mỗi khi mình gặp khó khăn trong việc học tập. Họ cũng là những người sẵn sàng truyền năng lượng và đưa ra những lời khuyên bổ ích trong cuộc sống cho mình.
Nhờ vậy mình cảm thấy tự tin và suy nghĩ lạc quan hơn mỗi khi phải đối mặt với những trắc trở.
Ở Việt Nam, vào những ngày mùng 3 Tết thầy, năm nào cũng như vậy, hầu như các bạn trong lớp cũ cấp 3 của mình sẽ cùng nhau đến nhà từng thầy, cô cũ để chúc Tết và thăm hỏi. Sau cùng mọi người sẽ ở lại nhà của một thầy cô nào đó để ăn trưa hoặc ăn tối, rồi hàn huyên tâm sự về những câu chuyện trong cuộc sống”, Long kể.
Dẫu "Tết Thầy" thời nay có nhiều thay đổi, nhưng chừng nào còn những bạn trẻ như Long, Tú ,thì truyền thống tốt đẹp này sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng và gìn giữ.