Gần 3,ầntriệungườiViệtNamđãcóchứngnhậntiêmchủngCovidđiệntửdusseldorf vs5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng Covid điện tử. |
Tính đến 5/8, gần 3,5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng Covid-19 điện tử. Hiện nay, Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia sẵn sàng đáp ứng 5 triệu mũi/ngày phục vụ yêu cầu tiêm chủng tăng cường, mở rộng của Bộ Y tế.
Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia bao gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng công khai thông tin tiêm chủng Covid-19, Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng quốc gia, Trung tâm đáp ứng (MCC). Hiện nền tảng ứng dụng thực tế tại 62/63 tỉnh, thành.
Khi tham gia tiêm phòng tại các điểm tiêm ứng dụng Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia, người dân sẽ chỉ mất chưa đến 5 giây để xác nhận thông tin bằng mã QR. Sau khi dữ liệu cập nhật lên cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung, người dân có thể tra cứu “Chứng nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19” của mình trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Những người đã tiêm một mũi vắc xin ngừa Covid-19 sẽ có chứng nhận màu vàng, còn người tiêm đủ 2 mũi có chứng nhận màu xanh.
Ông Khổng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Y tế số, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cho biết: “Số hóa hoạt động quản lý tiêm chủng cần thiết để hỗ trợ các điểm tiêm đảm bảo quy định 5K, tuân thủ quy trình tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành. Bên cạnh đó, nền tảng tiêm chủng giúp người dân tham gia tiêm chủng một cách chủ động, thuận tiện trong bối cảnh Chỉ thị 16 đang được triển khai tại nhiều tỉnh thành”.
Cho phép đăng ký trước thông qua ứng dụng điện thoại giúp hạn chế tương tác giữa người đi tiêm và người phụ trách xác nhận thông tin, tiết giảm bước nhập liệu so với cách làm thông thường. Việc người dân trực tiếp nhập thông tin của mình cũng giúp giảm thiểu sai sót, đảm bảo tính chính xác.
Ngày 4/8, Văn phòng Chính phủ cho hay Thủ tướng đã đồng ý với Bộ Công an về triển khai hệ thống quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19 trên nền tảng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư. Bộ TT&TT được đề nghị phối hợp với Bộ Công an và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thực hiện việc này.
Theo Bộ Công an, hệ thống CSDL quốc gia về dân cư và căn cước công dân đã được đưa vào vận hành, khai thác từ ngày 1/7. Đến nay, hệ thống đang quản lý tập trung, thống nhất thông tin của gần 100 triệu công dân. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc quản lý di biến động người từ vùng dịch tại các địa phương đặt ra rất cấp bách. Bên cạnh các phương pháp truyền thống thì việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết.
Hệ thống có 2 phân hệ chính gồm: quản lý di biến động của công dân và quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19. Trong đó, phân hệ quản lý di biến động của công dân có chức năng dành cho công dân khai báo y tế sức khỏe trước khi đi qua trạm kiểm soát vùng dịch; và chức năng kiểm tra thông tin công dân đã khai báo y tế dành cho cán bộ tại các trạm kiểm soát.
Phân hệ quản lý tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19 cho phép cán bộ tại các đơn vị y tế tiến hành kê khai thông tin công dân đi tiêm chủng, bao gồm thông tin cơ bản của công dân và thông tin liên quan đến tiêm chủng y tế.
Nguyễn Thái
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh nhấn mạnh, nếu các địa phương không ứng dụng công nghệ ngay từ đầu trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 thì người dân sẽ bị thiệt thòi.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)