Chia sẻ quan điểm về những cơ hội và thách thức của các startup Việt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại buổi tọa đàm trực tuyến “Cách mạng 4.0: Cơ hội nào cho startup Việt?ủtịchNextTechVớicáchmạngcácstartupcôngnghệcầnnghĩhoàntoànkhácbiệbóng đá lịch thi đấu la liga” vừa được ICTnews tổ chức, ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, doanh nghiệp đã startup cho khoảng 30 công ty dịch vụ CNTT trong gần 14 năm qua, phân tích, trong cuộc sống loài người nói chung, liên tục có các cuộc cách mạng và mỗi cuộc cách mạng lại đẩy xã hội loại người tiến lên một bước phát triển nữa.
Theo ông Bình, có 2 loại cách mạng và mỗi cuộc cách mạng đều có 1 triết lý nào đó thì mới có thể thành công. Ví dụ như, trong lịch sử, các cuộc chiến tranh nổ ra do có một sự áp bức, là để phá tan xiềng xích. Còn với các cuộc cách mạng về kinh tế, 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đều có chung lý do là để tăng được năng suất lao động. Đó chính là nội hàm của các cuộc cách mạng.
“Khi chúng ta dùng từ “Cách mạng”, chúng ta phải tìm ra được nội hàm của nó đâu là áp bức bóc lột, đâu là năng suất lao động để từ đó đề ra được lý tưởng, triết lý của cuộc cách mạng lần này. Đó chính là kim chỉ nam cho các startup trong việc tìm kiếm các ý tưởng để chúng ta liên tục sản sinh ra được những ý tưởng mới để thực hiện cuộc cách mạng này”, ông Bình nêu quan điểm.
Đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người đứng đầu NextTech cho rằng, vấn đề mấu chốt là ở chỗ, trong khi CNTT hiện nay là hạ tầng của hạ tầng, một yếu tố không thể thiếu với các ngành khác, các doanh nghiệp truyền thống trong hàng trăm năm nay quá bảo thủ, chậm trễ trong việc thay đổi chính bản thân mình để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Ví dụ điển hình, theo ông Bình, chính là ngành taxi, ngành dịch vụ trải qua hàng trăm năm nhưng không chịu thay đổi và đã trở thành nạn nhân lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều ngành truyền thống khác cũng đang đi vào “vết xe đổ” của ngành taxi, họ không có động cơ, động lực để làm cho dịch vụ của mình tốt hơn.
“Tôi nghĩ rằng, đó chính là nội hàm của “áp bức” để tạo mồi lửa cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Lý tưởng và triết lý của cuộc cách mạng lần này là chúng ta phải sử dụng CNTT để tăng được năng suất lao động, từ đó tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thậm chí, những doanh nghiệp truyền thống nếu không thích ứng được thì đó chính là đối tượng cần phải lật đổ trong cuộc cách mạng này. Trong bài toán kinh tế, “áp bức” chính là sự trì trệ, bảo thủ, không chịu thay đổi của các doanh nghiệp truyền thống”, ông Bình nhấn mạnh.