Bộ TT&TT hôm 3/8 tổ chức Hội nghị trực tuyến Phổ biến kinh nghiệm triển khai các nền tảng công nghệ phòng,ắcGiangMỗinhàxưởngtiệmtạphoáxebuýtlàmộtđiểmkhaibáoytếtỷ số norwich city chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc. Tại hội nghị này, một số địa phương như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang đã chia sẻ các kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch Covid-19.
Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra một điểm cân vải tại xã Thanh Hải. Ảnh: BGP/Đặng Quân |
Bắc Giang, một địa phương từng là điểm nóng Covid của cả nước, đã sử dụng các điểm (check-in) khai báo y tế để khoanh vùng các khu công nghiệp, các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm.
Ông Nguyễn Gia Phong, Phó giám đốc Sở TT-TT Bắc Giang cho biết, trong giai đoạn tỉnh này bùng phát dịch bệnh, đoàn công tác của Bộ Y tế tại đây đã tư vấn khoanh vùng công nhân ở các khu công nghiệp - là nhóm nguy cơ lây nhiễm cao - để dập dịch.
Trước đây, việc khai báo y tế của công nhân được thực hiện bằng tay nên công cuộc thống kê rất khó khăn. Sau đó, phía Bộ TT&TT đề xuất tỉnh tăng cường ứng dụng CNTT trong khai báo y tế, làm sao càng nhiều người khai báo càng tốt. Việc này nhằm đảm bảo nắm thông tin nhanh nhất các khu vực, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm để khoanh vùng.
Sau đó, tỉnh đã ban hành chỉ thị yêu cầu người dân cài đặt phần mềm khai báo y tế. Từ đó, giao các địa phương phải hoàn thành chỉ tiêu số lượng người cài đặt ứng dụng. Chẳng hạn, khu vực thành phố, thị xã được giao tỷ lệ 60% người dân cài đặt các ứng dụng như VHD, Bluezone, Ncovi; các khu vực khác từ 50-55%.
Tỉnh cũng ban hành chỉ đạo, yêu cầu 100% công sở, nhà hàng khách sạn, xe ô tô chở công nhân... phải trở thành điểm khai báo y tế. Ngoài ra, tận dụng các tiệm tạp hoá, xe buýt… trở thành nơi khai báo y tế của người dân. Trong mùa vải vừa qua, Bắc Giang cũng biến các điểm cân vải thành địa điểm khai báo y tế nhằm nắm rõ thông tin dịch tễ người dân.
Tại các địa điểm này sẽ có mã QR để người dân quét và khai báo y tế. Trong trường hợp người dân không có smartphone thì phải có thẻ bảo hiểm y tế hoặc mã QR cứng được in ra, trình tại các điểm khai báo để được quét.
Tỉnh giao chỉ tiêu làm sao mỗi điểm có số lượng khai báo tăng lên mỗi ngày để đủ dữ liệu, bảo đảm việc khoanh vùng và truy vết khi có dịch xảy ra.
Ngoài ra, Bắc Giang cũng đang ứng dụng công nghệ trong việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Chẳng hạn, mỗi người dân cài Bluezone đều được cấp một barcode để dán trên ống nghiệm lấy mẫu. Trước khi người dân đến lấy mẫu, các ống nghiệm đã được chuẩn bị từ trước để tiết kiệm thời gian. Sau khi lấy mẫu xong, máy quét có thể đọc được cả mã QR Code lẫn barcode để ghép thông tin người đến xét nghiệm với ống nghiệm đựng mẫu của họ.
Tại buổi hội thảo, Phó giám đốc Sở TT&TT Bắc Giang đề xuất Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GTVT và Bộ Y tế để liên thông mã QR đang dùng hiện nay. Do mã QR của Bluezone đang không liên thông với mã QR mà Bộ GTVT đang cấp cho tài xế xe tải.
Đồng thời, trong phần mềm khai báo y tế nên có thêm kết quả xét nghiệm. Nghĩa là, nên liên thông phần mềm tiêm chủng, xét nghiệm với Bluezone để thuận tiện, thống nhất trong việc quản lý.
Tại hội thảo, ông Đỗ Công Anh – Phụ trách Cục Tin học hoá (Bộ TT&TT) đánh giá cao các kết quả đạt được của các địa phương trong việc ứng dụng CNTT vào công tác phòng dịch. Bộ TT&TT cam kết hỗ trợ các địa phương trong quá trình tận dụng CNTT phục vụ đời sống người dân, phục vụ công cuộc chống dịch rất bức thiết hiện tại.
Hải Đăng
Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế nhấn mạnh, cần triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc để tăng tính hiệu quả trong công tác này.