Trụ sở mới của VPBank trên phố Láng Hạ,ụmấttỷtạiVPBankNgânhàngphảitìmmấuchốtchữkýthậthaygiảsagan tosu – marinos Hà Nội. |
Trao đổi với PV Infonet, ông Vũ Ánh Dương, Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), cho rằng, mấu chốt trong câu chuyện “bốc hơi” 26 tỷ đồng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) là kết quả giám định chữ ký của người rút tiền. Do vậy, chưa thể nói VPBank sẽ phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi chưa tiến hành giám định chữ ký bởi cơ quan điều tra.
Theo như các phương tiện truyền thông đã đưa tin từ ngày 24/08/2016 về vụ việc bà Trần Thị Thanh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Quang Huân có trụ sở huyện Củ Chi, TP.HCM tố khoản tiền 26 tỷ đồng bỗng dưng biến mất khỏi tài khoản tại VPBank.
Bà Xuân cho rằng số tiền trên do chồng bà là ông Nguyễn Huy Nhựt, bà Đoàn Thị Thuý Hằng (nhân viên ngân hàng VPBank) và Phạm Văn Trinh (kế toàn Công ty Quang Huân) cấu kết để rút bằng séc. Ngoài ra, bà Xuân còn cho biết mình có đăng ký Mobile Banking nhưng không nhận được tin nhắn thông báo giao dịch.
Theo sơ bộ ban đầu, hai trong số những người bị tố cáo đều khẳng định chữ ký dùng để rút tiền là giả mạo, ông Vũ Ánh Dương cho rằng, nếu đó là chữ ký giả mạo thì cần phải xử lý hình sự những người có liên quan, đồng thời ngân hàng VPBank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
Còn nếu đó là chữ ký thật, có thể hiểu đây là lệnh chuyển tiền do người chuyển tiền yêu cầu, ngân hàng không phải chịu trách nhiệm nếu họ làm đúng quy trình và thể hiện trên hệ thống còn lưu trữ. “Tuy nhiên, mấu chốt của vụ việc là phải giám định chữ ký để xác định chữ ký thật hay giả,” ông Vũ Ánh Dương nói.
Tuy nhiên, theo Luật sư Đỗ Trọng Hải- Ủy viên Ban Chủ nhiệm, CLB Luật sư Thương mại Quốc tế Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật TNHH Bizlink – có thể sẽ phải giám định chữ ký, nhưng việc giám định là không đơn giản khi đó là chữ ký điện tử.
Nếu là chữ ký trên “giấy trắng mực đen” còn có thể giám định được dựa vào đặc tính của chữ ký, nhưng nếu ký trên bản điện tử sẽ không thể hiện được đặc tính này. Trong trường hợp kết quả giám định xác định đó là chữ ký giả, đương nhiên ngân hàng phải bồi thường. Ngân hàng phải có nghĩa vụ chứng minh khách hàng đã làm gì để mất tiền trong tài khoản, chứ không phải bắt khách hàng phải chứng minh.
“Bởi vì tiền của khách hàng ở trong tài khoản là tiền do ngân hàng quản lý. Tất cả những hành động mang tính kỹ thuật mà không có dấu hiệu của khách hàng gây nên thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm là đương nhiên. Bảo mật là nghĩa vụ của ngân hàng chứ không phải của khách hàng,” Luật sư Đỗ Trọng Hải cho biết.
Tuy nhiên, Luật sư Hải cũng lưu ý cần phải xem trong hợp đồng mở tài khoản và mở thẻ tín dụng được ký kết giữa khách hàng và ngân hàng, trong đó có thể có những điều khoản được thống nhất giữa hai bên. Thông thường, những điều khoản được thỏa thuận giữa hai bên theo hướng có lợi cho ngân hàng.
Tuy nhiên, điều khoản đã ký giữa hai bên chưa chắc đã có hiệu lực trước pháp luật bởi đôi khi khách hàng là chủ tài khoản buộc phải ký những điều khoản bất bình đẳng do ngân hàng áp đặt. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp, tòa sẽ phải xem xét thỏa thuận đã ký giữa hai bên đã có sự bình đẳng hay chưa.
Trước hàng loạt vụ việc khách hàng tố các ngân hàng “hớ hênh” gây mất tiền trong thời gian qua, Luật sư Đỗ Trọng Hải cho rằng, Luật Bảo vệ người tiêu dùng cần có quy định cụ thể về mẫu của điều khoản khi mở tài khoản tại ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần có quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đưa ra quy trình thủ tục chặt chẽ hơn.
Trước đó, các vụ việc được dư luận quan tâm như: Tài khoản của khách hàng tại Vietcombank bị hack 500 triệu chỉ trong 1 đêm; hay tài khoản thẻ visa Mastercard của khách hàng tại VIB bị hack 1.500 USD.