'Chỉ nói năm câu ba điều trong lễ cưới,àcụkểvềnămlàmnôlệtìnhdụcchochồngTânhận định liverpool vs tôi đã làm vợ của người ta. Tôi không biết gì tiếng Tây nên hết sức lo sợ nhưng bà ấy một mực ép tôi lấy chồng, không cho tôi về nhà. Ông chồng Tây này lúc nào cũng đòi hỏi tôi phải phục vụ, chiều hắn bất kể lúc nào hắn có nhu cầu'.
Đó là hoàn cảnh trớ trêu, đau xót của bà Lê Thị Mùi (tên thật là Lưu Thị Thấy, 88 tuổi), quê ở xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ không bao giờ bà quên được quãng đời nghiệt ngã đó.
“Mồ côi tội lắm ai ơi”
Mỗi người sinh ra đều có những lúc vui, buồn, sướng, khổ khác nhau nhưng có lẽ với bà Mùi thì khác. Bà khổ từ khi còn trong trứng nước cho tới khi bước vào tuổi gần đất xa trời. Bà Mùi sinh năm 1925 tại xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Từ khi mới lọt lòng, bà đã mồ côi mẹ.
Cho tới bây giờ, bà vẫn không biết mẹ mình là ai, mặt mũi ra sao. Bà cũng không có lấy một tấm ảnh của mẹ mình để khi nhớ tới có thể mở ra ngắm nghía. Mẹ mất từ khi bà còn bú sữa, bà sống với cha đẻ. Trong ký ức của bà Mùi giờ đây, khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm thì ký ức về người cha cũng chỉ là câu chuyện kể ra chưa tới năm dòng.
Bà nhớ lại: “Ngày ấy tôi còn bé lắm, có lẽ vì thế nên tôi không nhớ được nhiều. Căn nhà hai bố con tôi ở bé lắm, mưa thì dột khắp nhà, trời quang thì nhìn lên trần nhà lợp lá có thể thấy được cả sao trên trời. Nhà nghèo quá, bố cho tôi đi ở làm con nuôi ở thôn bên cạnh.
Nhưng sau đó được một thời gian, ông lại đón tôi về. Hôm ấy, sau khi đón tôi, hai bố con định vào quán ăn thì bỗng nhiên xuất hiện hai người lạ khoác tay đưa bố tôi đi. Không biết ông đi đâu, tôi chạy theo nhưng không kịp. Từ đó, tôi không bao giờ còn gặp lại ông nữa”.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, bà Mùi sống cảnh lang thang, màn trời chiếu đất, năm cha ba mẹ. Bà đi ở hết nhà này tới nhà khác. Người ta thường bảo “khác máu tanh lòng”, khi được nhận làm con nuôi trong một gia đình nọ, bà bị đối xử vô cùng tệ bạc. Có lần, sẵn chút men trong người, đang trong bữa cơm, bỗng nhiên bà bị bố nuôi đánh hộc máu mồm máu mũi mà không biết vì lý do gì.
Không chỉ có vậy, ông bố nuôi đó còn bắt bà ăn bát cơm đỏ loe loét toàn máu đó. Không ăn thì bị đánh, bà cố nuốt bát cơm tanh mùi máu vào miệng mà nước mắt chảy ròng. Đêm đó, bà trốn khỏi căn nhà ấy để đi tìm nơi khác với hi vọng sẽ bớt khổ hơn.
Thân thế bà Mùi héo mòn vì những nỗi cực khổ, oan nghiệt đã qua. |
Bà không nhớ mình đã đi ở cho biết bao nhiêu nhà, nhận bao nhiêu bố mẹ nuôi, anh em nuôi nhưng rốt cục không ai đối xử với bà giống như đối xử với một con người. Khi được nhận nuôi để đi chăn trâu cho một nhà địa chủ, khi ấy mới còn là một cô bé con, trong một lần để trâu ăn lúa, đằm xuống ruộng bà đã bị phạt cắt một góc tai với lý do: “Mày để trâu ăn lúa nhà tao như thế, mày không có gì để đền tội thì tao xin mày tí tai uống rượu”. Nói là làm, lão địa chủ cầm con dao phăm phăm xông tới đẩy bà ngã rồi đè bà ra cắt tai bà
Bà đau đớn đến lịm đi. Khi tỉnh dậy, thấy những giọt máu còn chưa kịp khô rơi xuống nền đất, bà mới biết mình vẫn còn sống. Đêm ấy bà lại bỏ đi tìm một nơi khác mà ở đó không bị ăn cơm chan máu, không bị cắt tai… Nhưng trớ trêu thay, bà toàn được nhận nuôi trong những căn nhà quỷ ác. Do bị bỏ đói lại bắt làm việc nhiều, có hôm bà lả đi nhiều lần phải ngủ ngoài đống rơm.
Đêm, bà trốn vào nhà ăn cơm nguội thì bị chủ nhà bắt gặp. Lần này, hình phạt bà phải chịu đựng còn kinh hoàng hơn những lần trước. Bà chảy nước mắt nhớ lại: “Chúng ác lắm, không phải là người nữa. Chúng phạt tôi ăn cơm, đã vậy phải ăn hết một nồi cơm trắng. Nếu không ăn hết, chúng bắt tôi ăn phân. Chúng bắt những con vật lạ dính toàn mùi hôi thối cho bò vào người tôi. Chúng còn bắt tôi ăn phân người rồi cười hả hê sung sướng”, bà Mùi gạt nước mắt nhớ lại.
Bị ép làm nô lệ tình dục với chồng ngoại quốc
Những tưởng khi lớn lên, bà sẽ bớt khổ nhưng không, từ khi được nhận làm em nuôi trong một gia đình nọ, chuỗi khổ đau của cuộc đời bà lại tăng gấp ngàn lần. Làm em nuôi trong một gia đình, bà phải nghe theo toàn bộ sự sắp đặt của chị nuôi.
Trước khi bị chị nuôi là bà Nguyễn Thị Bé lừa bắt lấy chồng ngoại quốc, bà Mùi làm công nhân đường sắt. Bị chị nuôi ép đi lấy chồng bà cũng không biết phải làm sao nên đành nghe theo sự sắp đặt của chị nuôi. Bà không biết người mà bà gọi là chị đó đã âm mưu bán bà cho một người ngoại quốc. Bà kể lại: “Bà ấy lừa đưa tôi lên tận nông trường Ba Vì rồi ép làm đám cưới với một người Tây".
"Chỉ nói năm câu ba điều trong lễ cưới, tôi đã làm vợ của người ta. Tôi không biết gì tiếng Tây nên hết sức lo sợ nhưng bà ấy một mực ép tôi lấy chồng, không cho tôi về nhà. Ông chồng Tây này lúc nào cũng đòi hỏi tôi phải phục vụ, chiều hắn bất kể lúc nào hắn có nhu cầu. Từ khi bị ép lấy hắn, không đêm nào tôi được ngủ yên. Được 3 tháng, sợ quá, tôi bỏ đến Hải Phòng nhưng không hiểu sao ông ấy tìm ra và bắt tôi về”.
Từ khi quay về, bà vẫn tiếp tục chịu cảnh làm nô lệ tình dục, làm thú vui tiêu khiển cho ông chồng bất đồng ngôn ngữ. Chồng bà vì ham muốn quá cao, ngay cả khi bà sắp sinh con cũng vẫn đòi hỏi nên đứa con đầu bà sinh non 2 tháng. Bà lo sợ đứa con có mệnh hệ gì nhưng may mắn con bà không sao.
Bà cho biết có những hôm đi làm đồng về mệt mỏi, người còn lấm lem nhưng nếu chồng bà đòi hỏi thì bà cũng không thể trốn đi đâu được. Có nhiều lần, bà chịu đòn của chồng như đòn thù ngay trên giường. Chín năm chung sống với chồng Tây, bà sinh được 3 người con. Bà lần lượt đặt tên 3 người con là: Bình, Đường, Chiến.
Ông chồng bà bị bệnh xơ gan cổ chướng, đi khắp các bệnh viện chữa trị nên rất tốt kém nhưng cuối cùng cũng không qua khỏi. Chồng qua đời, bà ở vậy nuôi các con khôn lớn, dựng vợ cho các con. Nhưng một lần nữa, nỗi đau xót lại đè lên tấm thân gầy của bà khi người con trai thứ hai bị bệnh hiểm nghèo qua đời sớm. Bà thổn thức trong nước mắt ngẫm về cuộc đời mình chưa bao giờ được bình yên, suôn sẻ.
Khổ từ tấm bé, nụ cười dường như không mấy xuất hiện trên khuôn mặt bà. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi ăn nhờ ở đậu tới khi lấy chồng lại bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần, bà dần héo mòn, xơ xác. Hiện nay, bà Mùi đang sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ mà không sống với các con vì bà sợ làm phiền con cháu.
Với bà cuộc sống trong Trung tâm bảo trợ là sung sướng nhất từ trước tới nay. Trong căn phòng nhỏ có phần lãnh lẽo đó, bà vẫn sống nốt tuổi già với những người bạn già cùng suy nghĩ không muốn làm phiền con cháu. Ánh mắt bà nặng trĩu, nhìn xa xăm trong vô định nhưng dù sao nơi đây cũng là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời đầy khổ đau, bất hạnh của bà.
(Theo NĐT)