Luật sư cho hỏi,ápluậtquyđịnhthếnàovềtrườnghợpcắtđiệnnướccủadâkết quả giải vô địch ngoại hạng anh theo quy định của pháp luật hiện nay, trường hợp nào thì được phép cắt điện, nước của dân và có những chế tài nào xử phạt đối với các công trình xây dựng trái phép, vi phạm trật tự xây dựng?
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường trả lời:Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị có quy định về việc phối hợp với các đơn vị cung cấp điện, nước để xử lý công trình vi phạm.
Tuy nhiên, khi Luật xây dựng năm 2014 được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2015 thì quy định này đã bị bãi bỏ. Theo đó, pháp luật hiện nay không quy định cho phép cơ quan chức năng có quyền cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Luật xử lý vi phạm hành chính cũng không có quy định về biện pháp hành chính là cắt điện, cấp nước sinh hoạt đối với chủ thể vi phạm hành chính. Các văn bản dưới luật như nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư lại càng không có và không được phép ban hành quy định này.
Bởi vậy, trường hợp quy định cho phép cắt điện, cắt nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng ở thủ đô mà được đưa vào Luật thủ đô thì chỉ có thể áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Biện pháp này có những ưu điểm nhất định như khiến cho việc xây dựng công trình đang vi phạm trật tự xây dựng gặp khó khăn hơn, khiến cho người vi phạm từ bỏ ý định tiếp tục vi phạm.
Tuy nhiên, cũng có thể phát sinh những mặt trái của nó như người vi phạm sẽ “câu” điện, nước ở những nhà xung quanh để tiếp tục thi công, dẫn đến có thể chập cháy, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Quy định của pháp luật hiện nêu rõ: Đối với các công trình xây dựng trái phép, vi phạm trật tự xây dựng thì có biện pháp xử phạt, buộc tháo dỡ công trình, thậm chí nếu tiếp tục vi phạm thì còn có thể xử lý hình sự.
Đây là những chế tài đã có, rất cứng rắn và hoàn toàn có thể áp dụng trên thực tế để xử lý đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng khi mà luật đã quy định rằng, người vi phạm hành chính về xây dựng, về nhà ở có thể bị mất tiền do phải nộp phạt, bị thiệt hại do bị tháo dỡ công trình và còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về xây dựng, về sử dụng đất đai theo quy định của bộ luật hình sự…
Nếu vận dụng đúng đắn, triệt để các quy định pháp luật trên thì không cần thiết phải ban hành quy định về cắt điện, cắt nước đối với các công trình đang vi phạm trật tự xây dựng.
Còn đối với những công trình xây dựng đã xây dựng xong, đã đưa vào sử dụng mà không tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, về nhà ở, về phòng cháy chữa cháy thì lại càng không nên áp dụng quy định về cắt điện, cắt nước sinh hoạt.
Bởi trong một công trình vi phạm trật tự xây dựng, có nhiều người cùng sinh sống, sinh hoạt, học tập, làm việc, vui chơi giải trí. Việc cắt điện, cắt nước xảy ra đối với các công trình đang hoạt động như vậy là không hợp lý và hoàn toàn có thể ảnh hưởng đối với những người không vi phạm.