Vị tướng tài
Đại tướng Võ Nguyên Giáp,ĐạitướngVõNguyênGiápVịtướngtàiđứcvănvõsongtoàkèo bóng đá hôm nay trực tiếp người thanh niên quê Lệ Thủy, QuảngBình, qua một hành trình dài: từ một nhà giáo, nhà báo, nhà sử học, nhà hoạt độngcách mạng, không qua trường lớp quân sự nào, chỉ bằng con đường tự học và trảinghiệm thông qua thực tiễn hoạt động và chiến đấu đã trở thành một vị tướng kiệtxuất; một nhà chiến lược mưu trí, sáng tạo; một vị tổng tư lệnh văn võ songtoàn; là “Tư lệnh của các Tư lệnh”; “Chính ủy của các Chính ủy”; một nhà tổ chứchàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đức độ, tài năng, khiêm tốn và giản dị, dân chủ và bao dung,thanh cao và quyết đoán - đó là nhân cách Võ Nguyên Giáp - một vị tướng tài đứcvẹn toàn, “một con người Việt Nam đã thuộc về toàn thế giới”.
Tham gia cách mạng từ rất sớm, ông đã được Chủ tịch Hồ ChíMinh và Đảng giao trọng trách xây dựng và chỉ huy quân đội ta từ ngày đầu thànhlập với đội quân du kích chỉ với 34 chiến sĩ và vài chục khẩu súng trường, súngkíp thô sơ, rồi từng bước lớn lên thành những trung đoàn, đại đoàn thiện chiếnđể làm nên một Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.
Tại chiến trường Điện Biên Phủ, quân đội Việt Nam non trẻ dướisự chỉ đạo của Đảng, Bác Hồ, sự chỉ huy của vị Đại tướng mới ngoài 40 tuổi đã đậptan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất từ trước tới nay của quân Pháp. Chủ tịch Hồ ChíMinh từng nói “Cùng với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ là “cây cộtmốc bằng vàng” đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc”.
Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại tướng VõNguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị là người đứng đầu quân đội, cùng với Bộ Chínhtrị hoạch định những quyết sách chiến lược. Trong lúc cuộc đấu tranh cách mạng ởmiền Nam diễn ra gay go, ác liệt, để tạo thực lực về cơ sở vật chất và lực lượngcho cách mạng miền Nam, ông đã đề xuất với Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minhmở đường chiến lược Trường Sơn. Con đường chiến lược Hồ Chí Minh đã hình thànhtừ đó, đã tiếp sức cho cách mạng miền Nam và tiến thẳng đến dinh lũy của kẻ địchvào ngày toàn thắng.
Có thể nói, trên những cương vị như Bí thư Quân ủy Trungương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Chỉ huy quân đội Nhân dân Việt Nam trongsuốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đãcó những cống hiến đặc biệt xuất sắc. Ông cùng với Bộ Chính trị và Quân ủyTrung ương xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối quân sự của Đảng, tổ chức vàxây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân, vận dụng sáng tạo phương thứctiến hành chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự, hình thành học thuyếtquân sự Việt Nam độc đáo nước nhỏ, đánh thắng những kẻ thù lớn mạnh nhất trongthời đại Hồ Chí Minh.
Các thiếu nữ dân tộc Thái đón chào đại tướng trở lại thămchiến trường xưa sau nửa thế kỷ (2004)
Ông được nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà quân sự trênthế giới đánh giá là “Một thống soái vĩ đại”, “Một thiên tài quân sự lớn nhất củathế kỷ XX và là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại”. Ông làmột trong số ít các nhân vật trở thành huyền thoại ngay cả khi đang còn tại thế.
Trong tác phẩm “Võ Nguyên Giáp - Con người và huyền thoại”(Võ Nguyên Giáp - Man and Myth, New York, F.P.Publishers, 1962), nhà báo - nhàsử học Bernard Fall đã đánh giá rất xác đáng: “Trong một tương lai có thể thấytrước, phương Tây chưa thể đào tạo được một vị tướng nào sánh kịp Võ NguyênGiáp”.
Nhà văn hóa lớn
Có thể khẳng định rằng trên thế giới hiếm có một vị tướngnào sánh kịp ông: Viết nhiều bài báo nhất, cả hàng trăm bài; để lại nhiều luậnvăn nhất, gần 100 bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực; đặc biệt là viết nhiềusách văn học nhất.
Ông là một vị tướng có tầm nhìn xa trông rộng, luôn coi trọngthực tiễn là lý luận, là chân lý, dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vàokhuyết điểm để chuyển bại thành thắng, rất chịu khó học tập, lắng nghe ý kiếnhay của quần chúng, chuyên gia, các nhà trí thức, khoa học... Ông đã đề xuấtnhiều vấn đề đi trước thời gian như có ý kiến rất sớm về kinh tế tri thức, kinhtế biển, khoa học kỹ thuật công nghệ cao, kinh tế trang trại, chiến lược pháttriển con người...
Khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới, ông ủng hộ mạnh mẽ chủtrương đổi mới toàn diện cả về kinh tế, chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảngcầm quyền nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên Phủ
“Dân tộc ta có thể tự hào rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta đã chứng minh một chân lý vĩ đại. Chân lý đó là trong thời đại ngày nay một dân tộc thuộc địa bị áp bức, khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước đế quốc chủ nghĩa. Điện Biên Phủ mãi mãi sẽ được ghi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc ta và của nhân dân các dân tộc trên thế giới”.
Đó là những lời đúc kết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy chấn động địa cầu, buộc chính quyền Pháp phải ký Hiệp định Genevơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Để tiến hành cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương tưtưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” đạt hiệu quả cao, nhận thấy ông là người rất thíchhợp, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đề nghị ông tham gia nghiên cứu, đóng gópvào nhiệm vụ quan trọng này. Ông vui vẻ nhận lời và bắt tay viết 3 chuyên luận:“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, “Tư tưởng quân sự HồChí Minh”, “Thế giới đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi”. Những tác phẩmnày có giá trị lý luận, thực tiễn rất sâu sắc, góp phần củng cố vững chắc nền tảngtư tưởng và làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng trong thời kỳ mới.
Ở chuyên ngành nào thuộc phạm vi mình phụ trách, ông cũng đềucó những ý kiến xác đáng, thấu tình đạt lý. Với ngành sử học, ông góp rất nhiềuchính kiến rất cơ bản. Ông cho rằng môn sử, địa giúp ích rất lớn về nâng caotri thức, lòng yêu nước và trách nhiệm với xã hội.
Về giáo dục và đào tạo, ông thường tâm sự với các vị lãnh đạongành, các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên rằng: “Giáo dục và đào tạo khôngchỉ có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài... mà còncó sứ mệnh tạo ra những định hướng giá trị về văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ và tinhthần có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội, bởi vì giáo dục vàđào tạo là mục đích của cuộc sống, vì con người và vì cuộc sống...
Ngay cả sau khi nghỉ hưu, tuổi đời rất cao, nhưng khi được hỏi,ông vẫn rất minh mẫn, sắc sảo, sáng suốt đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho Đảng,Chính phủ và Quân đội...
T.S (tổng hợp)