Tiến lên 3G_ty le chap chau a
Phát biểu tại Hội nghị,ếnlêty le chap chau a ông Nguyễn Phong Nhã, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, Bộ TT&TT cấp 4 giấy phép 3G và các mạng di động đã cam kết đầu tư khoảng 33 nghìn tỷ đồng trong 3 năm đầu. Đây là thách thức đối với các mạng di động, song sẽ là cơ hội để cung cấp nhiều dịch vụ và tăng doanh thu. Hiện các doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục triển khai mạng 3G của mình, nhưng dịch vụ 3G sẽ phải có giá cước thấp hơn hoặc bằng giá cước dịch vụ 2G. Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia đưa ra kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi từ 2G sang 3G và khuyến nghị cần có một chính sách giá cước phù hợp tránh để người dùng “sốc”. Với các quốc gia khác, việc đưa ra một gói cước trọn gói hàng tháng cho phép sử dụng không giới hạn tất cả các dịch vụ (Internet di động, Mobile TV...) là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng với một thị trường viễn thông vẫn có thói quen “trả trước” như Việt Nam, các gói cước thuê bao theo ngày, theo tuần sẽ là giải pháp tốt hơn cả. Đại diện PT Telekomunikasi cho rằng, khó có thể đưa ra một khung giá cước cố định cho mọi dịch vụ. Vì vậy, mỗi nhà khai thác phải xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với đối tượng khách hàng của mình.
Thiết bị đầu cuối vẫn còn trở ngại
Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia cũng đề cập đến những khó khăn về thiết bị sẽ làm trở ngại cho việc triển khai 3G. Ông Tim Storey, người đứng đầu Nghiên cứu Viễn thông châu Á của hãng JP Morgan cho biết, khi cung cấp dịch vụ 3G, các nhà khai thác hướng đến các khách hàng cao cấp. Đó hầu hết là những người dùng smartphone, và họ sẽ dần chuyển từ các dịch vụ 2G sang 3G. “Họ chính là những người mang lại doanh thu 3G cho các nhà khai thác”. Tuy nhiên, thực tế 3G đã triển khai tại nhiều nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Philippine, Ấn Độ, Sri Lanka… song mức độ thành công không cao. Đơn cử như tại Indonesia, 3G đã có từ giữa năm 2006 và đến cuối năm 2008 mới đạt 7% trong tổng số thuê bao di động. Còn ở Malaysia, đến nay cũng chỉ có 10% thuê bao 3G. Trong khi tại các nước như Philippine, Srilanka, tình hình còn tệ hơn, với số thuê bao 3G lần lượt là 3% và 2%. Như vậy, thuê bao 3G ở những quốc gia châu Á này chỉ mới đạt dưới 10%. Ông Tim Storey cho rằng, nguyên nhân là giá thiết bị đầu cuối còn quá cao. Ở Ấn Độ, chính phủ còn có chính sách ép nhà sản xuất thiết bị làm việc với hãng viễn thông để cho ra đời các dòng máy 3G giá rẻ, khoảng 20 USD. Hiện nay giá thiết bị 3G là trên 200 USD. Song các hãng di động và sản xuất ĐTDĐ cần xác định sự hợp tác giữa họ là cùng có lợi và nâng tầm hợp tác lên mức khu vực và thế giới. “Giá máy 3G phải ở mức 20-30 USD thì 3G mới thành công”, ông Tim Storey nói.
Theo một khảo sát được ông Lê Văn Khương, Phó Tổng giám đốc VTC, công bố tại Hội nghị, hiện nay có khoảng 33/71 dòng máy điện thoại di động 3G. Tuy nhiên, thiết bị đầu cuối vẫn là một thách thức được hầu hết đại biểu tại hội nghị thừa nhận. Trước những khó khăn về máy đấu cuối 3G, ông Đỗ Vũ Anh cho biết, MobiFone sẽ xem xét hình thức hợp tác với các hãng sản xuất máy ĐTDĐ để kinh doanh theo kiểu trợ giá cho những khách hàng cam kết dùng dịch vụ của MobiFone. Theo ông Hoàng Sơn, Tổng giám đốc Viettel Telecom, mức trợ giá có thể không cao: “Bởi vì mức ARPU (doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao – PV) của Việt Nam còn thấp. Chẳng hạn như tại Mỹ, hay Hàn Quốc, mức ARPU là 40-50 USD/tháng, do đó các hãng di động có thể trợ giá và bán máy với mức giá rẻ được. Song tại Việt Nam, hãng di động sẽ phải tính toán với bài toán thời gian quay vòng, thu hồi vốn”. Ông Sơn cho biết, hiện nay tại Việt Nam mức ARPU của một thuê bao di động trả trước là khoảng 7-8 USD, còn trả sau là 15 USD.