Tác giả của bài viết "Một miếng đất qua tay mười kẻ đầu cơ" đã nêu đúng thực trạng đầu cơ bất động sản ở nước ta hiện nay. Giá nhà đất đã bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực của chúng trong khi nạn đầu cơ,Đánhthuếđấtlũytiếnnhưtínhgiáđiệtrận đấu câu lạc bộ bóng đá dallas gặp inter miami găm hàng thổi giá đất vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Vậy giải pháp cho tình trạng này là gì?
Tôi cho rằng, Việt Nam phải sớm đánh thuế lũy tiến bất động sản để kìm giá nhà, đất. Xin nhấn mạnh ở đây là thuế lũy tiến chứ không phải là đánh thuế bất động sản thứ hai trở lên. Cụ thể hơn, ở đây, mấu chốt là phải đánh thuế sử dụng đất vượt hạn mức. Ví dụ, một người xây biệt phủ, dùng 1.000 m2 tại một thửa đất sẽ phải chịu thuế lớn hơn người có hai căn nhà với tổng diện tích 100 m2 ở gần đó.
Muốn làm được vậy, nhà nước phải quy định hạn mức miễn thuế cho diện tích đất ở cho mỗi đầu số căn cước công dân ở mỗi tỉnh thành khác nhau. Mức trung bình là số lượng m2 nhà đất trên đầu người. Đất ở nhiều tỉnh hoặc nhiều vùng khác giá nhau thì cũng khác về giá trị thuế. Sau đó, cứ ai sử dụng nhiều hơn thì đánh thuế lũy tiến, ai dưới thì miễn. Nói cách khác, cứ nhà to là đánh thuế mạnh, chứ không cần phải nhiều nhà, để tránh trường hợp người có hai nhà nhỏ thì bị thuế cao, còn người có một biệt thự lại không.
Tôi lấy ví dụ TP HCM quy định điện tích đất ở là 100 m2, các tỉnh thành loại hai là 150 m2, tỉnh lẻ là 300 m2 (con số chính xác cần được các chuyên gia đo lường, tính toán cụ thể để đảm bảo hài hòa lợi ích). Ai sử dụng trên mức đó sẽ bị đánh thuế phần chênh lệch theo lũy tiến. Lúc đó, những người ôm nhiều đất sẽ phải lo bán tháo ra để tránh bị đánh thuế nặng.
>> Tâm lý 'ôm' đất cố thủ, chờ giải cứu
Khi đó, người chưa có bất động sản hoặc diện tích sử dụng ít hơn mức sàn, sẽ có cơ hội tiếp cận với nhà, đất vì họ không bị chịu thuế hàng năm. Còn người đầu cơ, vốn đã vượt hạn mức, nay phải căng não tìm đầu ra chứ không còn dám mua thêm nữa. Ai hưởng lợi chúng ta có thể nhìn thấy ngay, đó là người chưa có bất động sản, cũng chính là những người thu nhập thấp - đối tượng yếu thế trong cuộc đua nhà, đất hiện nay.
Hạn mức đưa ra không phải để cấm người dân sử dụng nhiều hơn mức giới hạn, mà nó sẽ có giá trị như cách tính giá điện bậc thang: không ai cấm bạn xài nhiều, nhưng sẽ phải chịu giá cao. Quản lý tài nguyên buộc phải như vậy chứ không phải như các loại có thể tái tạo. Mỗi vùng đều có dân số và diện tích đất cụ thể nên việc chia để lấy số bình quân làm căn cứ miễn thuế là phù hợp. Ai sử dụng trên hạn mức phải thêm thuế chính là sự công bằng trong sử dụng tài nguyên.
Thế giới đã thu thuế khí thải CO2 cũng trên nguyên tắc sử dụng tài nguyên thì cần công bằng. Thế nên chúng ta cũng không thể để chuyện ai thích mua bao nhiêu đất thì mua rồi để không chờ thổi giá như hiện nay. Việc này là rất cần thiết và đã đến lúc phải thực hiện ngay, không thể cứ lấy lý do lộ trình để trì hoãn nữa.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
顶: 566踩: 685
评论专区