Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì và phát biểu khai mạc Phiênhọp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. Tiếp tục Phiên họp thứ 22,ýkiếnvềtìnhhìnhkinhtếxãhộsố liệu thống kê về verona gặp inter milan sáng11-10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy banThường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinhtế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Ủy ban cũng cho ý kiến về kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015); kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội năm 2014 và năm 2015; dự toán ngân sách Nhà nước, phương ánphân bổ ngân sách Trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2014; kế hoạchphát triển kinh tế xã hội đến hết năm 2015. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SinhHùng dự phiên họp. Theo Báo cáo của Chính phủ và quagiám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, với kết quả 9 tháng và xu hướng3 tháng còn lại của năm 2013 nền kinh tế nước ta cơ bản thực hiện được mục tiêutổng quát năm 2013 là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn,tăng trưởng cao hơn năm 2012” và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”; dựkiến có 12/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9tháng ước đạt 5,14%, dự báo cả năm tăng 5,4%, cao hơn mức tăng trưởng kinh tếnăm 2012 (5,25%) và là mức tăng hợp lý; tạo việc làm mới xấp xỉ đạt kế hoạch;kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định hơn. Xuất khẩu tiếp tục tăng ở mức cao khoảng15,7%, ước cả năm 2013 nhập siêu khoảng 500 triệu USD, bằng 0,4% tổng kim ngạchxuất khẩu; cán cân thương mại cải thiện cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài giải ngân tăng tạo cán cân thanh toán tổng thể thặng dư lớn, tăng ngoạitệ dự trữ ngoại hối, tạo sự ổn định tỷ giá khá vững chắc. Thị trường tài chínhổn định hơn; mặt bằng lãi suất đã giảm từ 2-5 % so với đầu năm, trong đó lãisuất huy động đã giảm 2-3%, lãi suất cho vay giảm 3-5%. Cân đối ngân sách nhà nước gặpnhiều khó khăn nhưng Chính phủ vẫn cố gắng thực hiện tăng lương tối thiểu;miễn, giảm, giãn thuế và một số khoản thu ngân sách khoảng 6.600 tỷ đồng để hỗtrợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, tình trạng thiếuviệc làm ở nông thôn có xu hướng tăng; hơn 60 nghìn doanh nghiệp giải thể, phásản, ngừng hoạt động; việc tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp còn nhiềukhó khăn. Năm 2013, dự kiến sẽ hụt thu khoảng 21.000 tỷ đồng so với dự toán.Tình hình xã hội, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đánh giá chung của Chính phủ, nềnkinh tế đang trên đà phục hồi, các ngành, lĩnh vực đều đạt được những kết quảđáng khích lệ, tiếp tục tạo đà tăng trường cho những tháng cuối năm 2013 và năm2014. Báo cáo của Chính phủ cũng thẳngthắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của tình hình kinh tế-xã hội đất nước nămqua, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù có cao hơn năm trước nhưng chưa đạtkế hoạch đề ra, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, hiệu quả, sức cạnh tranhcủa nền kinh tế còn thấp. Lạm phát tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩnnguy cơ tăng trở lại. Nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụngcủa doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Thị trường chứng khoán phục hồi chậm…Xâydựng nông thôn mới còn chậm; chất lượng giáo dục đào tạo được cải thiện chưa rõnét, tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp… Nhận định về tình hình phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước năm 2014, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, mặcdù thị trường tài chính toàn cầu đang hồi phục nhưng triển vọng kinh tế thếgiới năm 2014 khu vực sản xuất sẽ còn trì trệ, các hoạt động đầu tư và thươngmại chưa lấy được đà tăng trưởng tốc độ cao trở lại. Về mục tiêu tổng quát, đa số ýkiến Ủy ban Kinh tế cho rằng, định hướng chính sách tiếp tục ưu tiên ổn địnhkinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát là đúng đắn, các chỉ tiêu đề ra là phù hợp vàviệc tăng trưởng chậm lại, doanh nghiệp khó khăn như vừa qua là cái giá phảitrả trong ngắn hạn để có một nền tảng vĩ mô ổn định vững chắc làm tiền đề chotăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn; ổn định vĩ mô phải kiên trì, nhấtquán và phục hồi tăng trưởng không thể vội vã nếu không sẽ đánh mất toàn bộthành quả đạt được trong 3 năm vừa qua. Do vậy, cần kiên trì tăng cườngổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng ở mức hợp lý trên cơ sở tính toán,hài hòa liều lượng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; cải thiện cơ cấuchi để tăng chi đầu tư phát triển cả về tỷ trọng và số tuyệt đối gắn với tăngtính hiệu quả; hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, khu vực nông nghiệp phát triểnổn định, chưa nên đặt mục tiêu phục hồi nhịp độ tăng trưởng. Về các chỉ tiêu chủ yếu, một số ýkiến đề nghị tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 chỉ nên ở khoảng 5,5% sẽ làmức hợp lý, tránh tạo áp lực lạm phát, bảo đảm giữ được việc làm; tốc độ tăngchỉ số giá tiêu dùng khoảng 6%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 30-31% GDP;tăng tín dụng ở mức 14-15%; đầu tư từ ngân sách tăng ít nhất 10%. Một số ý kiến khác cơ bản nhấttrí với Tờ trình của Chính phủ dự kiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăngkhoảng 5,8%; nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 13-15% so với ước thực hiệnnăm 2013, nhập siêu tiếp tục duy trì ở mức hiện nay; tổng nguồn vốn đầu tư pháttriển toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng7%. Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụQuốc hội sẽ thảo luận về các nội dung trên và cho ý kiến về việc tiếp thu,chỉnh lý dự án Luật đấu thầu (sửa đổi). Theo TTXVN |