当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

Tổng thống Mỹ 2016 Donald Trump: Du học sinh gửi tâm thư dậy sóng tới những ‘status’ vô cảm_kèo 365

 - Sự kiện ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump thắng cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng những ngày qua khiến nhiều du học sinh Việt tỏ ra lo ngại trước tương lai học tập và cơ hội việc làm ở Mỹ trong tương lai.

Những lo lắng này hoàn toàn có căn cứ khi mà quan điểm của tân Tổng thống không hề cởi mở với người da màu,ổngthốngMỹDonaldTrumpDuhọcsinhgửitâmthưdậysóngtớinhữngstatusvôcảkèo 365 thắt chặt chính sách nhập cư, kỳ thị người đồng giới… Tuy nhiên, một bộ phận khác lại cho rằng giới du học sinh đang lo lắng thái quá trước biến động chính trị của một đất nước khác xa xôi và không hoàn toàn ảnh hưởng trực tiếp đến họ.

Nguyễn Siêu – du học sinh Mỹ hiện đang học tập ở ĐH Vassar – đã có một bài viết bàn về vấn đề này. Trong đó, em nêu ra những câu chuyện cụ thể xảy ra ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố - những nỗi đau, những lời xúc phạm “có thật”.

Trong bức thư gửi tới những người bạn Việt Nam của mình, Nguyễn Siêu cũng mong rằng “thay vì viết status, hãy gửi tin nhắn tới ai đó, hỏi người đó có ổn không, có an toàn không. Bạn bè của mình rất nhiều người đang sống trong vùng biểu tình, không đến lớp được. Có những người sợ sự phân biệt chủng tộc sẽ trỗi dậy, khiến họ không dám ra khỏi nhà. Hôm nay, một người bạn của mình ở Vassar đã ôm mình rất chặt trước khi vào lớp, nói rằng, “I read what you wrote, and just want to tell you how much I love you.” (Mình đã đọc những gì bạn viết, và mình chỉ muốn nói rằng mình yêu quý bạn nhường nào). Những lời nói đó thật sự rất ấm áp và đáng trân trọng trong thời khắc hỗn loạn thế này”.

Những chia sẻ của nam sinh này nhận được hơn 36 nghìn “like” và hơn 11 nghìn lượt chia sẻ chỉ trong vòng 1, 2 ngày đăng tải.

{keywords}
Nguyễn Siêu - sinh viên ĐH Vassar, Mỹ

Dưới đây trích đoạn bức thư của Nguyễn Siêu – sinh viên ĐH Vassar (Mỹ):

“Gửi những người bạn ở Việt Nam,

Mong các bạn có thể đọc hết những dòng này. Những điều mình viết là những suy nghĩ chân thành của một du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đã và đang trải qua những hệ quả của cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua.

Đầu tiên, mình mong các bạn hiểu và đồng cảm với nỗi lo sợ của cộng đồng du học sinh. Trong 48 giờ vừa rồi, mình đọc được những dòng status nói rằng chúng mình đang phản ứng thái quá. Mình thực lòng mong các bạn hãy rút lại những lời nói đó, vì đây không phải là một trò đùa. Rất nhiều người Mỹ đang sống trong sợ hãi và nước mắt. Những người da màu, phụ nữ, người thuộc cộng đồng LGBTQ+, người khuyết tật đang phải đối mặt với nguy cơ bị kỳ thị, bị áp bức bởi một chính phủ chỉ ưu tiên những người da trắng, người giàu và nam giới. Em trai một người bạn của mình ở Texas đã bị lũ bạn cùng lớp sỉ nhục vì em là người đa đen sáng hôm nay. Trong một câu chuyện được share rất nhiều trên Facebook, chị Kathy Mirah Tu, một người Mỹ gốc Việt tại Minnesota, đã bị một tên đàn ông da trắng tóm lấy cổ tay và hét vào mặt rằng “Go back to Asia!” Một lá cờ lục sắc, biểu tượng của cộng đồng LGBTQ+ đã bị đốt cháy tại thành phố Rochester, New York. Những dòng chữ, “Hôn nhân đồng giới phải bị bác bỏ. Bọn gay hãy chết hết dưới địa ngục đi” được dán lên một chiếc ô tô tại North Carolina. Các bạn hãy hiểu rằng, rất nhiều người đang khóc, nhiều gia đình đang run sợ, rằng nỗi đau từ những lời xúc phạm, từ bạo lực là những nỗi đau có thật, và chúng đang diễn ra ngày một nhiều hơn.

Làm ơn đừng nói vì chúng mình chỉ là du học sinh Việt Nam, chúng mình không nên khóc than cho các bạn Mỹ hay bình luận về chính trị Mỹ. Dù không phải công dân Mỹ, nhưng với màu da vàng của người châu Á, chúng mình hoàn toàn có thể bị những người Mỹ trắng sỉ nhục, bắt nạt, quát vào mặt đuổi về nước. Với những ai muốn ở lại kiếm công ăn việc làm, họ đang lo lắng vì Trump nói sẽ không cấp visa H1B nữa. Và kể cả những chính sách của Trump không ảnh hưởng nhiều tới du học sinh đi chăng nữa, chẳng lẽ chúng mình không được lo lắng cho những người bạn Mỹ, cho gia đình của họ, trước những khó khăn mà họ sắp gặp phải sao? Trong hai ngày qua, rất nhiều bạn bè của mình đã khóc. Những nhà báo mình làm việc cùng tại ABC cũng khóc. Cha mẹ của họ khóc trên điện thoại vì sợ hãi, gọi điện cho họ lúc 2h sáng để đảm bảo họ không bị bắn khi những kẻ bạo lực da trắng vùng lên. Với tư cách cơ bản nhất là một con người, mình có quyền lo lắng cho họ, vì YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC CHƯA BAO GIỜ CẦN PHẢI ĐẾN TỪ LỢI ÍCH CÁ NHÂN.

Thứ ba, làm ơn đừng nói rằng “Kết quả đã rồi. Đừng khóc nữa, chấp nhận sự thật thôi.” Bạn có thể là người mạnh mẽ, nhưng những người khác thì không. Bạn có thể không bị ảnh hưởng bởi kết quả bầu cử, nhưng nhiều người khác thì có. Những người phụ nữ sợ hãi vì vị Tổng thổng của họ là một tên hiếp dâm. Cộng đồng LGBTQ+ sợ hãi vì Phó Tổng thống Mike Pence tin rằng người đồng tính có thể “biến trở lại” thành người dị tính. Họ được quyền buồn, được quyền khóc, vì quyền bình đẳng, tự do của họ đang bị đe doạ. Mình chưa bao giờ an ủi người khác bằng câu, “Đừng khóc nữa,” vì trong thời khắc hoảng loạn, bộc lộ những cảm xúc tự nhiên là một cách để chúng ta cân bằng. Hơn nữa, khi cuộc sống của họ bị đe doạ, họ được quyền không bằng lòng với kết quả bầu cử và tiếp tục đấu tranh. Thầy giáo của mình đang chuẩn bị một cuộc biểu tình ôn hoà ngày 20/1/2017 tại thủ đô Washington, D.C. ngay trong lễ nhậm chức của Trump. Ông cũng giúp tổ chức một cuộc biểu tình tại Los Angeles cùng thời điểm. Đêm ngày hôm qua, biểu tình đã diễn ra xuyên suốt tại San Francisco, New York, Chicago, Los Angeles, Philadelphia, Boston, Portland, Washington, D.C., một sự nổi dậy toàn quốc mà thầy bảo rằng chưa từng thấy trong suốt 30 năm qua. Đừng bảo người khác bỏ cuộc, chấp nhận, mà hãy động viên họ tiếp tục chiến đấu cho cuộc sống của mình.

Thứ tư, làm ơn đừng nói rằng Trump phù hợp làm Tổng thống vì ông ta giàu. Việt Nam là một nước đang phát triển, nên trong trường lớp, trên báo đài, chúng mình chỉ nói nhiều về “kinh tế,” chỉ nghĩ về việc kiếm tiền chứ không quan tâm nhiều lắm tới quyền con người. Những điều ấy có thể khiến bạn nghĩ kinh tế là tất cả, nhưng không! Có tiền, có công ăn việc làm là tốt, nhưng cách đối nhân xử thế mới làm nên giá trị con người. Trump có thể giàu, có thể tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, nhưng ông ta đi lên bằng cách chà đạp người khác xuống, bằng cách bóc lột người lao động, xúc phạm phụ nữ, thì chẳng có gì đáng tự hào. Hơn nữa, bạn cũng là người châu Á như chúng mình thôi. Ở Việt Nam, bạn có thể nói bạn ủng hộ Trump, okay, vì bạn sống trong một xã hội toàn người châu Á và không trực tiếp trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc. Nhưng nếu bạn sống ở Mỹ, bạn cũng sẽ trở thành nạn nhân của những kỳ thị, bóc lột ấy thôi, thì tới lúc ấy bạn mới thấu hiểu những gì những người tại đây đang chịu đựng.

Thứ năm, làm ơn đừng nói “Chưa gì đã kêu, phải đợi xem ông ta làm gì rồi mới đánh giá.” Việc Trump ban hành những chính sách nào trên tư cách Tổng thống là một chuyện, nhưng chiến thắng của Trump còn có một ý nghĩa biểu tượng lớn hơn. Những người da trắng, những người giàu, nam giới từ giờ sẽ nghĩ rằng việc xúc phạm và ức hiếp người khác là chuyện bình thường. Họ sẽ lấy chiến thắng của Trump ngày 9/11 làm động lực để tiếp tục bắt nạt những người yếu thế. Chúng mình không lo lắng và sợ hãi vì Trump, mà vì những người sống ngay cạnh mình sẽ ứng xử, hành động như Trump. Và điều đó đã bắt đầu diễn ra rồi, chứ không cần phải đợi tới tận ngày 20/1.

Cuối cùng, làm ơn đừng nói đây chỉ là một câu chuyện chính trị, rằng những người phản đối Trump chẳng qua vì họ bị “tẩy não” bởi những giáo lý của Đảng Dân Chủ, của chủ nghĩa liberalism. Người ta ghét Trump không phải vì hắn là ứng viên của Đảng Cộng Hoà, mà vì hắn là một người tồi tệ, dù là đảng viên bên nào chăng nữa. Ai cũng có quyền được đối xử bình đẳng, quyền được sống tự do, được theo đuổi những ước mơ chính đáng của họ. Đây là một thứ cơ bản, mình tin rằng các bạn phải công nhận, và Trump thì giẫm đạp hoàn toàn lên những giá trị ấy. Mình là một người có giáo dục, có tìm hiểu, có nền tảng kiến thức đủ để hiểu rằng chính Đảng Dân Chủ cũng có nhiều chính sách không tốt, vì thế việc phản đối Trump không hề đến từ một quan điểm chính trị nào cả. Nó đến từ nhận thức phổ thông, từ common sense của một người tử tế.

Mình đã viết khá nhiều chữ “Đừng" trong những đoạn trên, vì mình cảm thấy nhiều status của các bạn ở Việt Nam trong hai ngày vừa qua khá vô cảm. Các bạn ở Việt Nam, các bạn chỉ theo dõi cuộc bầu cử trên báo đài. Các bạn không thật sự “sống” trong sự kinh hoàng mà cuộc bầu cử này mang lại. Các bạn không tiếp xúc trực tiếp với những người mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Các bạn đùa rằng chúng mình sắp phải về nước. Những con chữ các bạn viết có thể vô tình làm tổn thương những du học sinh ở bên này, những người đang thật sự sợ hãi, hoặc chứng kiến bạn bè của họ sợ hãi. Đang học tập dang dở, làm sao chúng mình về nước đây? Kể cả học xong và về nước, làm sao chúng mình cam lòng nhìn những người bạn Mỹ bị xúc phạm, bị đàn áp? Chạy trốn là một giải pháp, nhưng nó không làm vấn đề biến đi đâu cả"....

  • Nguyễn Thảo

分享到: