Lần đầu tiên, số tiền đào tạo ra một tiến sĩ tại Việt Nam được “tiết lộ” cụ thể. Số tiền này tương đương với một khóa học “kích não” cho trẻ đang được quảng cáo rầm rộ tại một số thành phố lớn.
Các thông tin, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học khá sôi động trong tuần qua.
Làm “đại học ra hồn'
Trong buổi làm việc với ĐHQG TP.HCM vào đúng ngày 20/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cho trường này và cả các bộ ngành phải tạo ra một trường đại học cho “ra hồn”.
Thủ tướng dùng hai lần khái niệm “đại học ra hồn”. Nguyên văn, ông nói: “Chúng ta không có một đại học ra hồn thì đất nước Việt Nam một trăm triệu dân này cũng không ra sao cả”và “Các bộ ngành phải cùng tư duy trong việc đổi mới để có một đại học ra hồn và đó cũng là nguồn gốc tạo hiền tài phát triển đất nước”.
Đã có nhiều bình luận về hai chữ “ra hồn” của ông Phúc.
Trên báo Vnexpress, ông Nguyễn Thành Nam nêu quan điểm “Muốn làm được đại học cho ra hồn, thì phải làm sao để chọn giáo trình cho ra hồn, giáo viên phải chuẩn bị bài giảng cho ra hồn, trả lời sinh viên cho ra hồn, giáo vụ phải xếp lớp cho ra hồn, tạp vụ phải quét nhà cho ra hồn…”.
“Ra hồn” cuối cùng chỉ là tận tâm làm trọn vẹn một công việc cho đúng đòi hỏi của nó. Nhiều đại học khác ở Việt Nam, theo nghĩa ấy, hẳn nhiên chưa “ra hồn"” - ông Nam khẳng định.
Thay đổi đào tạo thạc sĩ để xóa bằng tốt nghiệp phổ thông cấp 5
Bài viết “Xét tuyển vào cao học?” trên Báo Thanh niên đặt vấn đề trước việc trường ĐH Bách khoa Hà Nội được phép xét tuyển (thay vì phải thi như quy định hiện hành) đào tạo trình độ thạc sĩ.
Mục tiêu của đề án là muốn tạo một nguồn lực làm nghiên cứu có chất lượng, hội nhập mô hình đào tạo quốc tế, chứ không phải là một cách để làm tăng số lượng học viên.
Đối tượng mà trường tìm kiếm là những người có năng lực và còn trẻ, chẳng hạn như sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, có thiên hướng thích làm nghiên cứu.
Buổi họp báo của Học viện Khoa học xã hội về những vấn đề liên quan đến đào tạo tiến sĩ của học viện. (Ảnh: Lê Văn). |
Cũng trên Báo Thanh niên, nhiều chuyên gia giáo dục đã nhận định về phương án xét tuyển vào cao học.
Theo GS Lê Tuấn Hoa (Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN), “Nếu trong một môi trường đào tạo mà những người tham gia hội đồng xét chọn thạc sĩ là những nhà khoa học chuyên nghiệp, bản lĩnh, có uy tín thì việc xét tuyển sẽ là tối ưu trong hình thức tuyển chọn ứng viên”.
GS Hà Huy Bằng (Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội) nhận xét “Cứ như hiện nay bằng thạc sĩ không khác gì bằng tốt nghiệp phổ thông cấp 5”.
Ông Trần Mạnh Dũng (Trưởng khoa Đào tạo sau ĐH, Học viện Ngân hàng) cho rằng nên cho các trường tự chủ, tự quyết định phương thức tuyển chọn. “Xu hướng thế giới là xét tuyển khi tuyển cao học, nếu trường nào ở ta chuẩn bị kịp cho sự hội nhập thì có thể xét tuyển. Còn trường nào chưa kịp, hoặc thấy chưa cần thiết, hoặc thấy thi phù hợp với các ngành đào tạo của mình hơn, thì cứ việc tổ chức thi”...
Tiến sĩ: Đến lúc xóa tình trạng đào tạo rẻ, chất lượng thấp
Ngày 23.11, website của Bộ GD-ĐT đăng tải thông tin bộ này đang tiến hành điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành đảm bảo nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo.
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh niên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết về số lượng tiến sĩ, đến thời điểm này về cơ bản chúng ta đã đáp ứng được yêu cầu nhưng chất lượng thì còn có vấn đề. “Giờ đã đến lúc cần phải quan tâm vấn đề chất lượng”.
Theo ông Ga, Vấn đề của chúng ta là nguồn lực có giới hạntrong khi đầu tư dàn trải thành thử chỉ có thể đầu tư mỗi nghiên cứu sinh (NCS) trong nước là 15 triệu đồng/năm. Đầu tư quá thấp như vậy thì nỗ lực mấy chất lượngvẫn không thể nào so sánh với các nước, trừ một số trường hợp NCS may mắn được thầy hướng dẫn là những nhà khoa học có đề tài khoa học, có quan hệ hợp tác quốc tế…
“Nội dung cốt lõi của quy chế mới siết chặt chất lượng, xem chất lượng là hàng đầu là nội dung xuyên suốt quy chế sắp tới. Cái thứ hai là hội nhập quốc tế.
Bộ dự định tuyển NCS sẽkhông theo đợt mà bất kỳ lúc nào nhà trường có đề tài, có tiền, có điều kiện thì chào hàng trên mạng, chào đề tài trên mạng. Công khai mỗi tháng hay mỗi năm NCS được bồi dưỡng bao nhiêu tiền, thực hiện đề tài trong bao lâu, với tổng kinh phí bao nhiêu... Ai thấy phù hợp thì vào nộp hồ sơ.
Bộ sẽ lắng nghe các chuyên gia như về chi phí đào tạo, yêu cầu đầu vào về ngoại ngữ, yêu cầu về người hướng dẫn…” – ông Ga cho biết.
Theo dự kiến, thời gian tối thiểu để hoàn thành luận án là 3năm (thay vì 2 năm như trước đây) để phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Hình thức đào tạo là tập trung toàn thời gian.
Cũng về quy chế đào tạo tiến sĩ mới, trên Báo Vietnamnet, bà Nguyễn Thị Kim Phụng nhấn mạnh "Đàotạo tiến sĩ chỉ dành cho người thực tài, thực lực". Bà Phụng cho biết quan điểm của Bộ GD-ĐT khi đặt ra việc sửa đổi quy chế đào tạo tiến sĩ là không chỉ thực hiện theo chủ quan của những người làm chính sách mà phải xuất phát từ thực tế triển khai tại các cơ sở đào tạo cũng như sự giám sát của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ trong thời gian qua.
Do vậy Bộ rất cần sự đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học,các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, các nhà quản lý và của các cá nhân có liên quan.
Hộp cơm ăn vội và áp lực nặng nề của học sinh phổ thông
Một hình ảnh xuất hiện trên mạng nhưng bất chợt mang tính biểu tượng: Hai đứa trẻ mặc đồng phục học sinh ăn vội hộp cơm khi đang ngồi sau xe máy chạy ngoài đường.
Ăn vội cơm hộp trên đường (Ảnh từ clip) |
Hình ảnh này mang tính biểu tượng bởi nó thể hiện áp lực học của học sinh Việt Nam hiện nay: Các em đang mất quá nhiều thời gian và công sức cho việc học hành, với những buổi học chính khóa, học thêm ở trung tâm, học ở nhà thầy, nhà cô…
Đó còn là hàng “núi” bài tập về nhà, mà các em còn phải tiếp tục hoàn thành sau những giờ học bên ngoài.
Theo Vietnamnet, có một thực tế là dù đã có quy định không được ra bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, nhưng học sinh vẫn “è cổ” vì bài tập về nhà.
Các lãnh đạo và giáo viên tiểu học đều cho rằng, ra bài tập về nhà cho học sinh là do phụ huynh yêu cầu…
Theo phân tích của một chuyên gia giáo dục, bài tập về nhà quá nhiều là một hoạt động học tập thiếu khoa học. “Rất nhiều thứ cần phải học và những điều ấy nằm bên ngoài cánh cửa lớp học. Hãy cho trẻ sống cuộc đời đáng sống, học được những thứ cần phải học và nên học”.
Bài tập về nhà (Ảnh Đinh Quang Tuấn
Học kích não để thành…thiên tài
“Xôn xao lớp học kích não biến con thành thiên tài” là tiêu đề bài viết trên Báo Dân trí.
Báo này cho biết hai ngày kích hoạt não hết 9,5 triệu đồng.Sau đó, người tham gia tiếp tục luyện tập trong vòng 3 tháng với giá 800.000/ tháng.Trên đây là chi phí cho một khóa tham gia kích não tại TP.HCM đang được quảng cáo rầm rộ trên mạng.
Tại Hà Nội, các buổi hội thảo về nuôi con, trong đó việc quảng bá các lớp kích hoạt não để giúp trẻ trở thành thiên tài cũng được nhiều trungtâm mở ra và chia sẻ rầm rộ trên các trang facebook…
Bộ GD-ĐT đã phải lên tiếng về lớp học kích hoạt não ở trẻ.Trả lời Báo Phụ nữ TP.HCM, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Bá Minh nhấn mạnh Bộ hoàn toàn không cấp phép cho các trung tâm này.
Những "hoạt động lạ", theo tìm hiểu, chưa được kiểm định tính an toàn, cũng như tác dụng,có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
"Theo tìm hiểu của tôi thì chưa có bất kỳ công bố nào trên thế giới khẳng định tính an toàn, cũng như tác dụng của phương pháp này cả. Thế nhưng, không hiểu ở đâu lại cấp phép cho những trung tâm này hoạt động", ông Minh nói.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, bên cạnh đó cần phải làm tốt công tác tuyên truyền về việckích hoạt não cho trẻ sẽ vô cùng nguy hại.
Ngân Anh tổng hợp
Giáo duc tuần trước:
Lần đầu của tân Bộ trưởng và lần thứ 34 của Nhà giáo Việt Nam