Chị Nguyễn Thị Vân (SN 1978,ôgiáomầmnonbiếnnhữnghạtgạothànhbứctranhđộcđáket qua hang 2 y Hà Nội) là cô giáo mầm non ở một huyện ngoại thành. Trên lớp học, chị thường dạy các bé làm tranh từ hạt cát, hạt sỏi, hạt đậu... Sau đó, chị phát hiện tranh từ hạt gạo sẽ sắc nét hơn, sinh động hơn. Vậy là, chị mày mò cách làm tranh và tạo màu từ hạt gạo.
Tác phẩm đầu tiên chị Vân làm để nhà trường bán đấu giá từ thiện ủng hộ trẻ em nghèo tại xã Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn) năm 2016 được nhiều người yêu thích hỏi mua. Từ đó, chị quyết định khởi nghiệp bằng việc sáng tác tranh từ hạt gạo.
Bước chân vào nghề từ con số 0. Thế nhưng bằng đam mê, sự quyết tâm, chị tự mày mò tìm hiểu và thực hành để cho ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng.
Sau nhiều lần thử nghiệm, chị Vân phát hiện việc rang gạo bằng phương pháp thủ công để tạo màu cho hạt gạo dù mất nhiều công sức và thời gian nhưng hạt gạo bền màu, không độc hại. Tùy mức độ, thời gian rang bằng nhiệt bếp ga lâu hay nhanh mà hạt gạo có màu từ đậm tới nhạt.
Rang trong 30 phút hạt gạo sẽ có màu trắng ngả vàng. Hạt gạo có màu nâu đen bóng phải được rang từ 5- 6 tiếng. Kỳ công và lâu nhất đó là tạo ra hạt gạo màu đen đậm - hơn 7 tiếng rang trên bếp ga. Theo chị Vân, khi rang phải giữ nhiệt vừa phải, lửa nhỏ quá sẽ làm gạo bị xỉn màu, lửa to quá sẽ khiến gạo bị cháy, nổ.
“Trăm hay không bằng tay quen. Thực tế việc rang gạo đòi hỏi sự tinh tế, nhạy cảm và kinh nghiệm trong việc cảm nhận màu của hạt gạo rang. Vì thế không phải ai cũng rang được gạo”, chị Vân nói.
Việt Nam có nhiều giống lúa khác nhau, mỗi loại cho hạt gạo có hình dáng, kích thước khác nhau. Loại gạo chị Vân thường dùng là hạt thon dài, chắc, bóng. Khi cần làm nổi bật các họa tiết chị sử dụng loại hạt có độ tròn, to hơn.
Sau khi phác họa tranh lên tấm gỗ ván dày 1cm, chị Vân phết keo sữa lên bề mặt tranh. Công đoạn khó khăn nhất chính là nhặt từng hạt gạo xếp theo đường viền hình vẽ trong tranh, gắn cố định lên tranh.
Tùy theo bố cục, hình ảnh mà chị chọn tông màu hạt gạo khác nhau. Cứ như vậy, người thợ làm tranh gạo phải thật kiên trì, tỉ mỉ xếp từng hạt gạo cho tới khi hoàn thiện bức tranh.
Sau đó, chị Vân dùng một tấm kính đặt lên bề mặt tranh, gõ nhẹ để hạt gạo dàn đều và phẳng. Tiếp theo, chị phủ một loại keo đặc biệt không màu không mùi để cố định hạt gạo.
Tranh làm xong được mang phơi khô tăng độ sáng bóng, và được sơn phủ một lớp bảo vệ bề mặt tăng tuổi thọ cho tranh trước khi đóng khung.
Mỗi bức tranh gạo rang có lớp khung mica trong suốt, độ bền lên tới 7 năm. “Thực tế là tác phẩm tranh gạo từ ngày đầu tiên tôi làm tới bây giờ vẫn giữ nguyên màu sắc và độ bền”, chị Vân nói.
Theo chị Vân, làm tranh từ hạt gạo cũng chính là cách để truyền cảm hứng về tình yêu quê hương đất nước cho các bạn trẻ. Thông qua các tác phẩm tranh gạo, chị Vân giới thiệu với bạn bè quốc tế về Việt Nam theo một phong cách mới.
Do được làm thủ công hoàn toàn nên mỗi bức tranh đều mang tính độc bản. Cùng chủ đề nhưng mỗi bức tranh đều có nét đẹp riêng. Giá bán tranh gạo cũng đa dạng từ vài trăm nghìn tới vài chục triệu đồng và đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Đức, Argentina, Thái Lan, Philippines…
Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp
'Hô biến' rêu trở nên bất tử, 9x tạo nên những bức tranh khổng lồ giá hàng chục triệuRêu bảo tồn (The Rare Moss) đang trở thành thú chơi được nhiều người ưa thích bởi sự xanh, độc đáo, tính ứng dụng và độ bền cao.相关文章:
相关推荐:
1.6798s , 7176.8203125 kb
Copyright © 2025 Powered by Cô giáo mầm non biến những hạt gạo thành bức tranh độc đáo_ket qua hang 2 y,Betway