Lễ hoàn táng sẽ diễn ra từ 1h sáng ngày 25-1 (tức ngày 11 tháng Chạp năm Kỷ Sửu) và kết thúc vào 11h cùng ngày,àntángthihàiVuaLêDụTôngvàongàmainz – hoffenheim tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Thông tin trên được Bộ Văn hoá-Thể thao- Du lịch cho biết chiều nay (21-1) trong buổi họp báo về kế hoạch tổ chức Lễ hoàn táng thi hài Vua Lê Dụ Tông. Theo đó, Lễ hoàn táng sẽ diễn ra vào ngày 25-1 tại chính địa điểm phát hiện ra ngôi mộ, tại Làng Bái Trạch.
Thi hài Vua Lê Dụ Tông đang được bảo quản rất tốt
Ngày 29-10-2009, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn táng thi hài Vua Lê Dụ Tông, trong đó nêu rõ, nghi lễ hoàn táng có thể vận dụng nghi thức truyền thống kết hợp với nghi thức hiện hành, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.
Ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch cho biết, Lễ nhập quan được thực hiện tại Hà Nội và việc di quan sẽ diễn ra theo hành trình xuất phát từ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (LSVN), theo đường Láng- Hoà Lạc- đường Hồ Chí Minh vào Lam Kinh rồi đến làng Bái Trạch. Tại Lam Kinh, đoàn sẽ dừng lại 10 phút làm lễ Yết cáo Tổ tiên.
Ông Trần Chiến Thắng khẳng định, khăn, áo, hoa văn, hoạ tiết… đều làm theo đúng mẫu nguyên gốc được ghi lại khi khai quật mộ trước đây. Tuy nhiên, một số vật dụng không thể sử dụng chất liệu như nguyên gốc.
Riêng áo quan dùng để hoàn táng thi hài Vua Lê Dụ Tông được làm từ gỗ Ngọc Am (cùng loại gỗ với áo quan cũ), nặng khoảng 700kg và được chạm khắc các hoạ tiết theo đúng bản gốc. Sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng và đại diện Dòng họ Lê, “quách hợp chất” tại khu mộ cổ đã được khai quật và tu sửa theo đúng kích thước ban đầu.
UBND tỉnh Thanh Hoá cùng Dòng họ Lê cũng đã hoàn thành việc xây dựng con đường rải nhựa dài khoảng 600m dẫn từ đường chính vào khu hoàn táng. Toàn bộ khu khuôn viên hoàn táng rộng hơn 5.000m2 và sẽ được quy hoạch thành khu lăng mộ Vua trong tương lai.
Đức Vua Lê Dụ Tông (1679-1731), húy là Lê Duy Đường, miếu hiệu là Dụ Tông Hòa Hoàng đế, là con trưởng của Vua Lê Hy Tông. Đức Vua ở ngôi 24 năm (1705-1729) và mất vào tháng Giêng năm Tân Hợi (1731).
Mộ Vua Lê Dụ Tông được phát hiện ngẫu nhiên vào tháng 2/1958 tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Đầu năm 1964, được phép của Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch), Đội khảo cổ thuộc Vụ Bảo tồn- Bảo tàng Bộ Văn hoá, đã khai quật ngôi mộ và đưa thi hài về Bảo tàng LSVN để lưu giữ và nghiên cứu.
Ngày 2-4-1964, Bảo tàng LSVN đã phối hợp với các giáo sư, bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội và Viện Giải phẫu tổ chức mở quan tài trước sự chứng kiến của cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, đại diện lãnh đạo Bộ Văn hoá, Uỷ ban khoa học Nhà nước, Viện Sử học Việt Nam.
Từ đó tới nay, thi hài được bảo quản trong kho có môi trường ổn định, phù hợp với điều kiện bảo quản hiện vật hữu cơ, nên vẫn được giữ ở tình trạng tốt nhất.
Hội đồng dòng họ Lê Việt Nam đã có văn bản đề nghị đưa thi hài Vua Lê Dụ Tông về an táng tại Thanh Hoá vào các năm 1996, 2006 và đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan chức năng đồng ý.
Theo VOV