Vì sự hấp dẫn của tiếng Anh với đông đảo học sinh nên nay tôi đổi cách tiếp cận là khuyên các con vào chuyên Anh rồi thì nên học gì?ĐỗchuyênAnhrồithìnênhọcgìsoi kèo u21 anh
Trước đây, tôi từng khuyến khích các mẹ cho con học chuyên khoa học và toán hơn là học chuyên Anh, nhưng có lẽ sự hấp dẫn của tiếng Anh vẫn thu hút một số lượng đông đảo học sinh Việt Nam ta tham gia học khối chuyên này.
Điều này cũng không có gì là sai cả vì vào học ở một trường chuyên ở Việt Nam là tốt hơn các trường đại trà rồi, nhất là các con vào chuyên Anh thì sẽ gặp gỡ nhiều gương mặt sáng láng, thầy cô tốt, môi trường học "có vẻ" tiên tiến vì là môi trường chuyên Anh mà (ở các trường đại học thì dân Khoa Anh vẫn là dân phớt đời nhất nhé, ngày xưa là khấm khá nhất và ngày nay hình như vẫn thế).
Học sinh thi vào lớp 10 năm học 2020-2021. Ảnh: Thanh Hùng |
Các con vào chuyên Anh thực sự vẫn là niềm mong mỏi của nhiều bậc cha mẹ, và vào được rồi thì sẽ là niềm "tự hào" của nhiều bậc cha mẹ. Đi đến đâu có ai hỏi con mình học trường gì, cha mẹ sẽ tự hào khi nói "cháu nó học chuyên Anh sư phạm, hay cháu nó học chuyên ngữ, hay khủng hơn nữa là cháu nó học chuyên Anh AMS. Người hỏi sẽ thốt lên "Thế à! Cháu giỏi quá!".
Thế nhưng các cha mẹ hãy tạm thời dẹp bỏ hư vinh để thử ngẫm xem con mình đang học gì ở các trường chuyên, và đặc biệt là chuyên môn Anh văn nhé!
9 năm "bò" ra với tiếng Anh
Theo tôi được biết thì thế này: Các con luyện tiếng Anh để thi chuyên Anh, nếu sớm thì từ lớp 2 (lúc này cha mẹ thấy con thích môn Anh nhất nên đã sớm có ý nghĩ sau này cho con thi chuyên Anh), nếu sớm vừa thì lớp 4 đã bắt đầu cho đến các cô luyện chuyên Anh cấp 2 để ôn thi vào chuyên Anh lớp 6 (lúc này chưa hẳn gọi là dân chuyên Anh mà mới là chỉ học lớp chuyên Anh của trường nào đó thôi), nếu muộn thì lớp 6 - 7 bắt đầu cho đến các cô "luyện gà" nổi tiếng ở Hà Nội để luyện rồi.
Như vậy các con học tiếng Anh tổng cộng phải 9 năm. Các con học bò ra với tiếng Anh "quái dị". Tôi buộc phải dùng từ "quái dị" vì những thứ tiếng Anh mà các con học là những thứ tiếng Anh "đặc dị" mà nếu đem cho một người Anh bản xứ làm thì cũng phải lắc đầu lè lười, thốt lên "Sao tiếng Anh ở Việt Nam giỏi thế này, và sao bọn trẻ con Việt Nam lại học đến trình độ này sao?". Quả thực là như vậy đấy các mẹ ạ.
Thế rồi sao khi các con vào chuyên Anh?
Tôi có rất nhiều học sinh chuyên Anh và các em tâm sự khá nhiều. Tóm lại là thế này: Những gì tiếng Anh dạy ở trường là quá dễ với các con và hầu hết các con đều cảm thấy lãng phí thời gian trên lớp vì tiếng Anh cứ nhai đi nhai lại mấy thứ mà các con đã học hết trước khi vào chuyên Anh rồi còn đâu. Thế rồi các con ngồi học như nhai cơm, nhai gạo, chán nản, mỗi tuần vài tiết tiếng Anh trong trường. Có những thầy cô dạy cũng không thực sự nhiệt tình (nếu tôi có động chạm thì mong các thầy cô thông cảm và nếu tôi có nói đúng thì mong các thầy cô cải thiện nhé. Tất cả cũng là vì các con thân yêu thôi). Và nếu có những thầy cô tâm huyết và nhiệt tình thì cũng cạn vốn, cạn liếng rồi vì các thầy cô sẽ dạy các con cái gì đây.
Tôi biết có những nơi các con học cả văn học Anh, lý luận ngôn ngữ, hay lý luận văn học. Thế là rất hay!
Nhưng không mấy nơi được học như vậy đâu vì bản thân các thầy cô chuyên Anh chưa đủ trình độ để dạy lý luận ngôn ngữ (linguistics) hay các môn mà được dạy ở bậc đại học như Ngữ Dụng Học (Pragmatics), Ngữ Âm Học (Phonetics), Ngữ Nghĩa Học (Semantics), Dịch Thuật. Nếu các trường thực sự muốn dạy các con cao hẳn lên thì phải mời các thầy từ Khoa Anh của trường đại học Hà Nội hoặc Ngoại ngữ xuống dạy. Mà các thầy cũng không có nhiều thời gian để đi dạy cấp 3, thế nên khó mà duy trì tần suất.
Thế thì các con sẽ học gì trong 3 năm cấp 3 trong cái lớp chuyên Anh ấy?
Các cô cạn vốn rồi thì biết lấy gì dạy cho các con đây?
Các cô bèn nghĩ ra các cách khác nhau.
Cô thì kiếm được bài tập vào loại cực hiểm ở đâu đó mang đến đánh đố các con.
Cô thì kiếm được cuốn sách nào đó rồi bọc thật kỹ kẻo các con nhìn thấy bìa sách, chúng nó mua luôn, chúng nó biết đáp án, chúng nó chả thèm học nữa, hoặc có học thì chúng nó biết thừa là gì, trả lời vèo vèo, thế là cô hết thiêng luôn.
Nhiều cô đến lớp phát bài cho các con làm rồi ngồi lướt facebook, đến gần hết giờ thi giở đáp án ra chữa.
Đấy là tôi nghe nói thế, và nếu không đúng thì mong các cô lượng thứ, và nếu đúng thì mong các cô cải thiện cho học sinh thân yêu của chúng ta được hưởng lợi.
Như vậy các con lại rơi vào cái vòng học tiếng Anh thực sự không còn thấy hứng thú nữa.
Các con đi luyện TOEFL/IELTS/SAT ở các trung tâm lớn và mới lớp 10, 11 thôi nhưng đã thi IELTS 8.5 rồi hoặc 1500+ SAT rồi.
Với những kết quả như thế thì quả thật các thầy cô vừa mừng vừa lo.
Mừng vì học sinh của mình giỏi quá, lo vì học sinh của mình giỏi hơn mình rồi và mình còn biết dạy cái gì nữa đây? Các thầy cô có bao giờ tự hỏi "mình đã đang lỗi thời và lạc hậu so với các con rồi hay không?". Nếu thầy cô nào không tự hỏi câu này thì có lẽ đã tụt sâu vào bóng tối của hư vinh thuở nào rồi. Làm thầy làm cô ai cũng phải tự hỏi câu này và tự đọc rất nhiều để trau dồi kiến thức.
Nhưng nói đi lại phải nói lại là không phải cháu nào học chuyên Anh cũng giỏi tiếng Anh đến độ đó cả (mà thế nào là giỏi tiếng Anh thì cũng cần phải định nghĩa lại).
Trong hàng ngàn cháu chuyên Anh thì cũng chỉ có vài chục cháu được như thế, vào đội tuyển, thi có giải này giải kia.
Các cháu phấn đấu học tiếng Anh vì một mục đích là sau này xin học bổng đi du học.
Cũng có nhiều cháu sau này học ở Việt Nam và vẫn thành đạt lắm. Câu chuyện về thành đạt trong cuộc đời cũng không hẳn phụ thuộc vào ông học chuyên gì hay học ở nước nào mà phụ thuộc vào ông có "mệnh" để thành đạt hay không?
Học sinh nên học chuyên Anh như thế nào?
Quay lại câu chuyện học chuyên Anh của các con
Nếu thực trạng dạy và học trong các lớp chuyên Anh như thế thì các con chuyên Anh có biết mình nên làm gì hay không?
Theo tôi, các con hãy dùng tiếng Anh để đọc và học khoa học đi. Chẳng hạn như bắt đầu đọc về vật lý, sinh học, hoặc hóa học. Các con có thể nghiên cứu sâu về văn học Anh mà không cần phải đợi ai dạy cả. Các con có thể tìm sách kinh tế được dạy ở A-Level hay IB để tự đọc.
Các con có thể học online, vào nguồn dữ liệu mở của các trường đại học như Yale, Harvard, Columbia… để tham gia các khóa học online.
Các con hãy tự đẩy tiếng Anh của mình lên một trình cao nữa. Đó là nghe giảng các chủ đề chuyên môn bằng tiếng Anh.
Các con đừng bó mình vào mấy câu ngữ pháp “quái dị” kia nữa, và tự sướng tâm hồn vì mình làm được mà bạn không làm được.
Bạn nó không làm được vì bạn nó không them quan tâm, bạn nó đang quan tâm những thứ xa hơn, hay hơn, tầm vóc hơn, và trí tuệ hơn.
Khi các thầy cô các con vẫn sung sướng với những câu ngữ pháp “hiểm hóc” thì các con hãy tự vượt xa đi, hãy mua ngay sách IB, A-Level về mà tự đọc. Các con lên mạng mà tìm đọc các cuốn như Fundamental Concepts of Biology, rồi fundamental concepts of economics, physics…rất nhiều và rất nhiều.
Hãy nghe đài CNN, BBC, hãy theo dõi tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao hàng ngày đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và trên thế giới.
Các con hãy nhìn rộng ra, không thu hẹp mình lại, tuổi các con là phải ước mơ, phải tang bồng, phải bay bổng, phải khám phá, phải liều lĩnh, phải thử nghiệm, phải thất bại, phải làm lại, và hơn nữa là phải quậy!
Các con hãy tự học các môn SAT Subject về Biology, Physics, History, Literature, French….Tóm lại học những cái khác bằng tiếng Anh cho đỡ lãng phí thời gian 3 năm.
Nếu làm được như vậy, các con sẽ là những người xuất sắc và những gói học bổng vẻ vang của các trường đại học Mỹ đang đón chờ các con phía trước…
Mong thầy cô dạy các con tiếng Anh "sống"
Tôi viết bài này không có hàm ý gì khác ngoài muốn các con tốt hơn. Tôi không có may mắn được dạy một trường chuyên Anh như các thầy cô vì tôi đã chọn một con đường khác hơn là ngồi trong một mái trường dạy học, tâm huyết với nghề như các cô. Tôi cũng vô cùng cảm ơn các thầy cô đã dạy các con những điều bổ ích, nhưng giá như các thầy cô có thể biến 3 năm chuyên Anh của các con thành 3 năm học hành thực sự thì đó sẽ mới là điều tuyệt vời nhất.
Để làm được điều này có lẽ chúng ta, người làm thầy làm cô cần thay đổi, cần đọc nhiều hơn, nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác để tiếng Anh của chúng ta thực sự là tiếng Anh “sống” “living language” có nghĩa là tiếng Anh phải gắn với khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, chứ không chỉ là tiếng Anh “chết’ nghĩa là những cấu trúc vô hồn, những thành ngữ tục ngữ quá cổ kính mà đến người bản xứ cũng không mấy khi lôi ra để dùng.
Chúng ta hãy hướng con cái chúng ta dùng tiếng Anh để đọc sinh học, hóa học, kinh tế học, toán học, vật lý học, thiên văn học; dùng tiếng Anh để học cao hơn trong 3 năm cấp 3.
Và nhất quyết người làm thầy làm cô phải thay đổi, phải tự đọc, trau dồi nhiều hơn nữa để có khả năng gợi mở cho các con. Chỉ cần gợi mở thôi là tốt lắm rồi, việc còn lại là của các con. Các thầy cô có đọc bài này cũng đừng giận tôi nhé!
Giang Nguyễn ((tốt nghiệp ĐH Cornell, ĐH Luật Boston, Giám đốc The Ivy-League Vietnam)
Độc giả chia sẻ ý kiến, quan điểm về vấn đề bài viết nêu ra, xin gửi email tới: [email protected]. Trân trọng
|
Sau khi mục "Diễn đàn" đăng ý kiến của bạn đọc: Điểm 10 đỏ rực học bạ: Tiến hóa hay thoái hóa?” nhiều ý kiến của bạn đọc đã nêu lên thực trạng và lo lắng về tình hình trên ở địa phương mình đồng thời đưa ra giải pháp.
(责任编辑:Cúp C1)