欢迎来到Betway

Betway

Tuyên ngôn Độc lập và 'những lẽ phải không ai chối cãi được'_ket qua bóng da hom nay

时间:2025-01-16 07:41:46 出处:World Cup阅读(143)

Với dung lượng 1.017 từ,ênngônĐộclậpvànhữnglẽphảikhôngaichốicãiđượket qua bóng da hom nay Tuyên ngôn Độc lập đã nêu lên những giá trị của văn minh nhân loại, những “lẽ phải không ai chối cãi được” về quyền con người, quyền dân tộc.


Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Bản Tuyên ngôn thể hiện mạnh mẽ ý chí và khát vọng của dân tộc Việt Nam “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." Đó cũng là lời hịch truyền gửi đến muôn đời con cháu mai sau với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do."

Tuyên ngôn Độc lập - quyền con người thống nhất biện chứng với quyền dân tộc

Ra đời gần 80 năm nhưng Tuyên ngôn Độc lập vẫn mang tính thời sự sâu sắc cả trên bình diện trong nước và quốc tế. Với dung lượng 1.017 từ, Tuyên ngôn Độc lập đã nêu lên những giá trị của văn minh nhân loại, những “lẽ phải không ai chối cãi được” về quyền con người, quyền dân tộc; đồng thời lên án đanh thép tội ác của chế độ thực dân, chủ nghĩa phátxít ở Việt Nam, từ đó khẳng định lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc Việt Nam về quyền được hưởng tự do và độc lập.

Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm năm 1791.

Từ việc đề cập đến quyền của con người như một sự tất yếu của tạo hóa, không ai có thể xâm phạm được, là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trí tuệ mẫn tiệp, bằng sự trải nghiệm thực tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam, đã khéo léo phát triển sáng tạo, đưa ra một luận đề không thể bác bỏ về quyền của các dân tộc.

"Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do."

Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và đầy thuyết phục, khẳng định quyền dân tộc và quyền con người có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền con người và ngược lại thực hiện tốt quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc.

Việc nâng tầm quyền con người lên thành quyền dân tộc là một sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam, mà còn đối với nhiều dân tộc bị áp bức, bóc lột khác trên thế giới. Đây cũng là cống hiến về nguyên lý lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng tư tưởng nhân quyền của nhân loại.

Nghiên cứu về Tuyên ngôn Độc lập, giáo sư Singô Sibata (Nhật Bản) cho biết “cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình."

Bởi vậy, có thể nói, Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 không chỉ là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn là tuyên ngôn về quyền con người, quyền của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Việc nâng tầm quyền con người lên thành quyền dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một cống hiến về nguyên lý lý luận của Người vào kho tàng tư tưởng nhân quyền của nhân loại.

Kiên định vì độc lập và tự do của đất nước

Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc giữa Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 là kết quả của một quá trình đấu tranh bền bỉ, gian khó nhưng cũng hết sức sáng tạo của cách mạng Việt Nam, đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử.

Và Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện tài năng kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập là sự kết tinh những giá trị tư tưởng, tầm nhìn thiên tài của Người đối với tiến trình phát triển đi lên, đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như sự kiên định vì độc lập và tự do của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định giá trị của độc lập, tự do mà nhân dân Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu mới giành lại được.

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!."

Người cũng nêu cao quyết tâm chiến đấu bảo vệ và giữ vững quyền thiêng liêng đó của dân tộc: “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy."


Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Khi đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam, đặc biệt đưa số lượng lớn quân Mỹ và chư hầu cùng với trang, thiết bị, vũ khí hiện đại vào Việt Nam, leo thang đánh phá miền Bắc với tuyên bố “sẽ đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá,” một lần nữa thể hiện quyết tâm, ý chí, khát vọng độc lập cao hơn hết thảy, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến đồng bào, chiến sỹ cả nước Lời kêu gọi, trong đó chỉ rõ: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do."

Người cũng tin vào tương lai, tin vào chính nghĩa: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn." Và điều đó đã thành hiện thực khi ngày 30/4/1975, chúng ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, khát vọng về độc lập, tự do, hòa bình của cả dân tộc đã trở thành hiện thực.

Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước không chỉ là thắng lợi của chiến lược giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà quan trọng hơn, là hoàn thành 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đặt dấu chấm hết cho ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, mở đường đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng chính là thắng lợi rực rỡ của tư tưởng Hồ Chí Minh về “Không có gì quý hơn độc lập, tự do."

Giá trị lịch sử hôm nay

77 năm đã trôi qua nhưng những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong bản Tuyên ngôn Độc lập về quyền con người, quyền dân tộc, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc lập, tự do, vẫn vẹn nguyên tính thời sự, có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa, xã hội. Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao. Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc nhóm HDI cao của thế giới...

Cùng với đó, quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia trên thế giới; gia nhập và tích cực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN; tham gia có hiệu quả các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế trên nhiều cấp độ...

Dưới ngọn cờ độc lập và tự do, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên, giành được những thắng lợi lịch sử mang tầm thời đại. Đi theo con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, Đảng ta khẳng định tiếp tục kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...

Trong điều kiện mới, Đảng ta chỉ rõ: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; ...; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa."


Các tuyến phố ở Hà Nội những ngày này rợp sắc cờ, băng rôn, pano, khẩu hiệu chào mừng 77 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. (Nguồn: Vietnam+)

Với khát vọng phát triển đất nước hùng cường, quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII của Đảng là bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia-dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới cả bề rộng và chiều sâu với một trình độ và chất lượng mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất."

Bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ 21, cho đến khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 100 năm ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, và 100 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), tình hình thế giới sẽ tiếp tục còn nhiều thay đổi rất nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng chắc chắn giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” sẽ không thay đổi.

77 năm đã qua, nhưng mỗi câu chữ trong Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn đầy sức sống. Khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam vẫn luôn cháy bỏng, tuôn trào từ ngàn đời đến nay và chắc chắn sẽ còn mãi về sau.

Theo VIETNAM+

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: