“Không biết thưởng Tết giáo viên thành phố thế nào, chứ chúng tôi thì…”_slna vs hồng lĩnh hà tĩnh

作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 18:35:21 评论数:

"Hơn hai chục năm,ôngbiếtthưởngTếtgiáoviênthànhphốthếnàochứchúngtôithìslna vs hồng lĩnh hà tĩnh tôi không còn nghĩ đến chuyện thưởng Tết”

Cô giáo Hằng năm nay 24 tuổi. Cô tốt nghiệp trường sư phạm cách đây 3 năm. Trong suốt 3 năm đi dạy, mức thưởng Tết của cô vẫn duy trì ở mức 200.000 đồng.

“Số tiền này được trích từ quỹ công đoàn nhà trường nhưng thực chất cũng là lương giáo viên trích ra. Nếu chỉ trông chờ vào tiền thưởng Tết, giáo viên có lẽ sẽ rất “mòn mỏi””, cô Hằng nói.

Hằng vẫn chưa có chồng. Ngày Tết, cô thường dành ra 3 triệu để biếu bố mẹ, 1 triệu dành cho tiền lì xì các em.

“Muốn vậy em phải tiết kiệm từ mấy tháng trước”.

Cô giáo trẻ cũng cảm thấy mình còn may mắn khi chưa… lấy chồng.

“Em nghe mấy chị đồng nghiệp kêu rằng: “Sẽ tiêu gì với 200.000 tiền thưởng Tết? Có lẽ còn không mua nổi hai cân giò”.

Mấy ngày nay, tin doanh nghiệp này, công ty nọ thưởng Tết cho nhân viên lên tới cả chục triệu đồng khiến Hằng và đồng nghiệp đôi chút chạnh lòng.

“Nhưng biết sao được. Ngân sách nhà nước cấp cho trường làm gì có tiền thưởng Tết?”

Đồng nghiệp của cô dù đã quen với việc không có “lương thứ 13” như nhiều ngành nghề khác nhưng vẫn không khỏi việc “tâm tư” với lãnh đạo. Lãnh đạo nhà trường cũng “tâm tư” nhưng lực bất tòng tâm vì “không biết cắt ở chỗ nào”.

“Lãnh đạo cũng rất nỗ lực chi tiêu tiết kiệm để cán bộ, giáo viên trong trường có một nguồn động viên cuối năm. Nhưng một năm dăm ba đoàn khách đến mà không thể chỉ mời trà nước. Cuối cùng cán bộ giáo viên vẫn phải bảo nhau, “thôi thì nhịn miệng đãi khách””.

{keywords}

Mức tiền thưởng Tết của giáo viên còn phải phụ thuộc vào việc nhà trường cân đối, “khéo co” trong suốt cả một năm.

Câu chuyện thưởng Tết giáo viên vẫn được nhiều thầy cô kể lại rằng: “Nỗi buồn này chỉ có người trong nghề mới hiểu được”.

Một giáo viên cấp THCS tại Thái Bình than vãn: “Hơn hai chục năm trong nghề tôi không còn nghĩ đến chuyện thưởng Tết nữa”.

Vui nhất có lẽ phải kể đến những giáo viên tiêu biểu, tiến sĩ thi đua. Mức tiền thưởng dịp cuối năm có thể từ 500.000 – 700.000 đồng. Đây cũng là niềm ước ao của những giáo viên “thường dân” khác. Mức tiền thưởng Tết của những đối tượng này còn phải phụ thuộc vào việc nhà trường cân đối, “khéo co” trong suốt cả một năm.

Không có tiền thưởng, Tết vẫn vui

Mặc dù không có tiền thưởng Tết nhưng năm nào giáo viên Trường TH&THCS Suối Quyền (Yên Bái) vẫn vui vẻ vì “chuyện cũng đã thành quen”.

Thầy Nguyễn Xuân Hương, hiệu trưởng nhà trường giải thích: “Trên chúng mình không có tiền thưởng Tết. Tuy rằng vật chất chẳng có nhưng về tinh thần anh em vẫn động viên nhau.

Ngày 25 này trên mình cũng tổ chức một cuộc họp tổng kết, sau đó làm bữa cơm tất niêm ấm cúng cho anh em và học sinh nội trú liên hoan. Ngoài ra công đoàn nhà trường cũng trích tặng mỗi giáo viên một túi quà gọi là chút nhu yếu phẩm phục vụ ngày Tết”.

Thầy Hương cũng băn khoăn và thương cho các giáo viên của mình. Chỉ tính riêng tiền thưởng Tết, các doanh nghiệp có thể thu nhập cao hơn tiền lương giáo viên đứng trên bục giảng suốt cả một năm.

“Cũng buồn lắm chứ! Nhưng lâu nay anh em cũng hiểu điều kiện vùng khó nên dần dần đã thành quen. Thầy cô cũng vui vẻ, động viên nhau trong những dịp này”, thầy Hương kể.

{keywords}

Để có khoản “thu nhập tăng thêm” cho giáo viên dịp cuối năm, các nhà trường phải cực kì tiết kiệm mới có được.

Cùng chung nỗi niềm tương tư của những cấp quản lý, thầy Hoàng Văn Việt, hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Lào Cai) trăn trở: “Với giáo viên vùng cao, khái niệm “thưởng Tết” còn lạ lẫm lắm! Đối với chúng mình, chuyện đó như chưa hề tồn tại”.

Thầy Việt chia sẻ, để có khoản “thu nhập tăng thêm” cho giáo viên dịp cuối năm, nhà trường phải cực kì tiết kiệm mới có được.

Thu nhập tăng thêm hàng năm thường khoảng vài ba trăm nghìn, thậm chí 50.000 đồng đối với giáo viên tiểu học và trung học. Đối với giáo viên cấp THPT, mức tiền sẽ từ 1 – 3 triệu đồng tùy theo khoản tiết kiệm chi của trường ấy hàng năm nhiều hay ít.

Ngoài ra, tùy vào cách chia mỗi năm theo cấp bậc hoặc theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác mà mỗi giáo viên sẽ được “duyệt thưởng” theo những bậc khác nhau.

Dẫu không nhiều so với ước ao nhưng với thầy Việt, “tủi thân hay chạnh lòng cũng thế thôi”.

“Giáo viên chúng tôi tự an ủi nhau rằng, đi làm cả năm đâu phải vì “thưởng tết”. Cơ chế quản lí tài chính cũng không quy định nào có mục chi cho khoản này.

“Không có thưởng Tết thì Tết vẫn phải vui”, giáo viên chúng tôi vẫn động viên nhau như thế. Rồi các anh em cùng xúm lại bàn tán xem “Tết này mua bánh chưng ở đâu?”; “Bà bán thịt nào có lợn ngon?”; “Ngày mấy thì anh em gặp nhau tụ tập”;… rất rôm rả. Vậy rồi cái Tết cũng qua đi…

Thúy Nga

Đề xuất lương giáo viên ngang lực lượng vũ trang: Hợp lý hay vô lý?

Đề xuất lương giáo viên ngang lực lượng vũ trang: Hợp lý hay vô lý?

Đề nghị lương giáo viên ngang lực lượng vũ trang của GS Trần Hồng Quân đã làm nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi.

最近更新