Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 4,ínhđúngtínhđủgiádịchvụytếgópphầntăngthunhậpnhânviêbóng đá quốc tế Quốc hội khóa XV gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên ngày 29/3, cho biết có ba nguyên nhân dẫn đến làn sóng nhân viên y tế nghỉ việc hoặc chuyển từ khu vực công sang tư.
Thứ nhất là do áp lực công việc lớn dẫn đến quá tải; Thứ hai là tiền lương và chế độ phụ cấp thấp, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở; Thứ ba là môi trường và điều kiện làm việc thiếu thốn cả về cơ sở vật chất, thiết bị, thuốc, máy móc nhưng nhiều áp lực. Trong khi hệ thống các bệnh viện, phòng khám tư nhân lại có sức hút về lương, môi trường làm việc.
Làn sóng dịch chuyển nhân viên y tế từ công sang tưđược VietNamNet gửi câu hỏi tới Bộ Y tế trước khi cuộc họp báo quý I do Bộ tổ chức hôm 24/3. Trả lời báo chí, Bộ Y tế cho biết, một bác sĩ trẻ tại bệnh viện công sau khi mất 7,5 năm (6 năm học đại học y và 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề) sẽ hưởng mức lương chưa đến 3,5 triệu đồng. Với phụ cấp ưu đãi nghề là 40%, mức thu nhập chưa đến 4,9 triệu đồng (chưa trừ nộp BHXH, BHYT).
"Mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống, khó giữ chân cán bộ, viên chức y tế làm việc trong cơ sở y tế công lập, vì mức thu nhập tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3 - 4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5 - 6 lần", Bộ Y tế nhận định.
Để giữ chân cán bộ y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 05 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức y tế. Trong đó, áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề từ 40-70% lên 100% đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng, y tế cơ sở, áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023.
Bộ Y tế cũng nghiên cứu xây dựng quy định về tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế, đảm bảo nguồn lực tự chủ hoạt động của các bệnh viện công lập. Theo Bộ Y tế, tính đúng, tính đủ, kể cả giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế làm cơ sở khuyến khích các đơn vị sự nghiệp y tế tăng cường cung ứng dịch vụ có chất lượng, tăng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức y tế, nhất là tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã thực hiện tự chủ chi thường xuyên.
Bộ Y tế cũng đề nghị Chính phủ có chính sách chưa thực hiện giảm biên chế sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, cho phép tăng định mức số lượng người làm việc tối thiểu tại trung tâm y tế huyện, tại trạm y tế xã...
Một giải pháp nữa là cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức y tế; Mua sắm đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc, nhằm cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người dân; Tổ chức hình thức đối trực tiếp giữa lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh và người lao động để kịp thời giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng.
评论专区