TheệptạiCầnThơngạiđầutưngầmhóamạngviễnthôkết quả bóng đá ngoại hạng anho Sở TT&TT Cần Thơ, trên địa bàn Cần Thơ các doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng mạng viễn thông khá tốt, công nghệ hiện đại, có khả năng để nâng cấp đáp ứng phát triển các dịch vụ mới. Mạng truyền dẫn cáp quang đã phủ tới 100% các xã, phường, mạng di động đã phủ sóng 100% khu vực dân cư. Tốc độ phát triển các dịch vụ viễn thông khá nhanh, thị trường đã có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, sự cạnh tranh khiến chất lượng dịch vụ luôn được cải thiện, đem lại lợi ích cho người dùng.
Tuy nhiên, Sở TT&TT Cần Thơ cho rằng, hạ tầng viễn thông phát triển nhanh nhưng không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành. Bên cạnh đó, tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp viễn thông còn thấp, chủ yếu mới được ngầm hóa tại một số tuyến đường nội thành và thị trấn các huyện. Đến nay mới có khoảng 15% mạng ngoại vi trong thành phố được ngầm hóa, phần lớn là mạng cáp viễn thông của VNPT. Các doanh nghiệp như Viettel, FPT chưa triển khai ngầm hóa hoặc số lượng tuyến cáp được ngầm hóa rất ít.
Tại địa bàn Cần Thơ đang có 4 doanh nghiệp xây dựng mạng cáp ngoại vi cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và Internet là: Viễn thông Cần Thơ, Viễn thông Viettel chi nhánh Cần Thơ, FPT chi nhánh Cần Thơ và SPT. Toàn thành phố có khoảng 23.000km cáp, tỷ lệ ngầm hóa mạng ngoại vi mới đạt 15%.
Đại diện Sở TT&TT Cần Thơ cũng cho biết, thành phố Cần Thơ là đô thị cũ, địa hình đồng bằng, sông ngòi chằng chịt và nhiều mạch nước ngầm nên việc cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp thông tin và điện lực được ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị khá cao, trong khi nguồn ngân sách hạn hẹp và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Đó chính là nguyên nhân chưa thể thực hiện việc ngầm hóa hệ thống cáp thông tin hoàn toàn trên địa bàn thành phố.