Phòng trọ chật chội,ồngconcùngsuythậnngườiphụnữlâmcảnhbếtắsố liệu thống kê về athletic bilbao gặp real madrid tối tăm gần Bệnh viện Nhi đồng 2 là nơi mẹ con bà Nở trú ngụ nhiều tháng qua (Clip: Khánh Hòa). Khi phóng viên tới thăm, trong căn phòng trọ rộng chừng 8-9m2 tăm tối và chật chội ở gần Bệnh viện Nhi đồng 2, bà Nguyễn Thị Nở (SN 1970, quê Bình Thuận) đang ngồi trên mấy tấm bìa carton kê tạm, thứ bà dùng làm tấm nệm ngủ, ngăn cái lạnh buốt của nền gạch khi đêm về. Chiếc võng duy nhất trở thành giường của em Lê Hoàng Kha. Sợ con trai nằm dưới nền nhà sẽ bị nhiễm trùng do đặt kim chạy thận nên bà Nở quyết định bỏ ra 600 ngàn đồng để mua võng. Bệnh của Kha có dấu hiệu từ cuối năm 2021, huyết áp tăng cao khiến em mệt mỏi, không học nổi. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn nên đến tận tháng 4 năm ngoái, bà Nở mới đưa con trai đi khám thì phát hiện bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Lúc này, bệnh đã trở nặng, Kha phải chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu, điều trị suốt 3 tháng. Cũng từ đó, mỗi tuần em cần chạy thận đến 3 lần. Ngày 16/1/2023, Kha sẽ tròn 16 tuổi. Hết tuổi nhi đồng nên em buộc phải chuyển sang bệnh viện dành cho người lớn để chạy thận. Bà Nở đã vài lần về quê xin cho con trai 1 suất chạy thận mà chưa được. Ở quê Bình Thuận, ông Lê Văn Dũng, chồng bà cũng bị suy thận 3 năm nay. Do bệnh viện đa khoa tỉnh không đủ máy, ông Dũng phải chạy thận tại một bệnh viện tư nhân, bảo hiểm y tế chỉ chi trả 50% viện phí nên vô cùng tốn kém. “Tiền điều trị của chồng tôi có khi lên đến 10 triệu đồng một tháng. Đợt này tôi xin cho con trai về đó nhưng họ cũng không nhận. Tôi không có tiền, nhưng mong đưa con trai về để tôi kết hợp chăm sóc chồng con, cũng thuận tiện để đi làm kiếm chút tiền trang trải”, bà Nở giãi bày. Mới hôm rồi, ông Dũng gọi điện bảo 2 mẹ con bà về, ông sẽ nhường 1 cữ chạy thận cho con trai. Tuy nhiên, hiện tại cả 2 cha con đều đang chạy 3 lần/tuần. Nếu giảm xuống chỉ còn 2 lần, bà Nở sợ chồng sẽ không sống nổi, mà con trai chỉ chạy 1 lần cũng không bảo trụ được. “Đợt trước máy bị hư, ông ấy chạy 2 lần/1 tuần, chất độc tích tụ trong người nên về sau mệt quá phải đi cấp cứu. Mất nhiều tiền lắm”, bà Nở đưa tay gạt nước mắt. Hiện tại, bà đã liên hệ đến Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp và nhận được sự đồng ý. Tuy nhiên Kha ở lại thành phố, bà không chỉ tốn tiền chạy thận cho con trai, thuốc thang, mà còn tốn kém tiền thuê trọ và chịu giá sinh hoạt đắt đỏ. Người phụ nữ mệnh khổ đã hơn 10 năm chăm sóc mẹ chồng bị tai biến nằm liệt. Mấy năm nay, chồng và con trai cũng mắc bệnh hiểm nghèo khiến bà kiệt cùng. Không chỉ lo toan tiền bạc, bà còn phải “xoay vần” để chăm sóc người thân. Đến nay, gia đình bà đã nợ hơn 100 triệu đồng, mà sắp tới dự kiến còn tốn kém hơn. Mong mỏi lớn nhất của bà Nở là chồng và con trai được chạy thận ở bệnh viện công tại quê, nhưng do điều kiện không cho phép, họ đành cam chịu. Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 xác nhận hoàn cảnh khó khăn của em Kha. Biết em sắp phải chuyển sang bệnh viện của người lớn sẽ tốn kém nhiều hơn nên họ đã quan tâm, giúp đỡ, nhưng chưa được là bao. Thông qua bài viết, rất mong quý bạn đọc chung tay giúp đỡ để Kha có kinh phí điều trị bệnh lâu dài. Và hy vọng một cơ duyên tốt để em được về quê chữa trị, giảm bớt gánh nặng lên đôi vai người mẹ nghèo.
|