Digital nomad(tạm dịch là dân du mục kỹ thuật số) là từ chỉ người sử dụng Internet và các thiết bị công nghệ để làm việc từ xa. Theớitrẻthờidumụckỹthuậtsốnơiđâucũnglàvănphònglàmviệkết quả v-league chiều nayo The Guardian, khác với freelancerchỉ tham gia dự án độc lập trong thời gian ngắn, digital nomad thường có công việc ổn định, nhưng không phải lên văn phòng, đi du lịch quanh năm nhưng vẫn kiếm được triệu đô mỗi tháng. Nghe có vẻ đơn giản và "dễ ăn", nhưng Grey Lea, phóng viên thể thao, dù cho rằng lối sống anh đang theo đuổi thú vị, nhưng lại không đơn giản và lý tưởng đến vậy. Trước khi đến Sài Gòn, Lea miễn cưỡng nhận mình là một digital nomad. Trong suy nghĩ của chàng phóng viên, digital nomad gắn với hình ảnh những ngôi sao mạng xã hội nhấm nháp nước dừa bên cạnh chiếc MacBook chưa mở trên bãi biển Bali. Nhưng khi đặt chân đến thành phố lớn nhất Việt Nam vào tháng 1, Lea rất bất ngờ vì anh có thể gặp dân du mục kỹ thuật số thuộc mọi tầng lớp. Từ các công việc như lập trình máy tính, viết quảng cáo, tiếp thị nội dung, phát triển web cho đến những nhà nghiên cứu, kế toán, nhà báo đồng nghiệp. “Tôi đã gặp một quản lý phương tiện truyền thông xã hội người Đài Loan và một nhà thiết kế đồ họa người Brazil”, Lea nói. Từ năm 2011 đến nay, Helen Barlow, dịch giả tự do đến từ Liverpool, Anh, đã sống và làm việc tại 15 quốc gia. Tự do đi lại và linh hoạt trong giờ làm việc là những nguyên nhân chính khiến cô quyết định trở thành một digital nomad. “Mỗi ngày đều thú vị và luôn là một trải nghiệm mới”, Barlow nói về lối sống đã đưa cô đến châu Âu, Nam Mỹ và châu Á. “Tôi cảm thấy như mình đang đi nghỉ, không còn nỗi ám ảnh vào buổi sáng thứ hai hay buồn tẻ khi phải lên văn phòng hàng ngày. Cuộc sống trở nên đơn giản hơn khi bạn nhận ra mình không cần quá nhiều của cải vật chất và cố gắng để bắt kịp người khác”, nữ dịch giả nói thêm. Cuộc sống trở nên đơn giản hơn khi bạn nhận ra mình không cần quá nhiều của cải vật chất và cố gắng để bắt kịp người khác. Helen Barlow (dịch giả tự do, Liverpool, Anh) Một nghiên cứu của công ty MBO Partners vào năm 2018 cho thấy 4,8 triệu công dân Mỹ được xác định là người "du mục kỹ thuật số". Tại Anh, Hội đoàn TUC công bố số lượng người làm việc từ xa đã tăng gần 250.000 người trong giai đoạn 2005-2015. Keith Pieter Levels, người sáng lập nomadlist.com - một trang web xếp hạng các thị trấn, thành phố theo mức độ thân thiện với dân du mục dựa trên các yếu tố như: chi phí sinh hoạt, tốc độ Internet và các lựa chọn giải trí - ước tính sẽ có một tỷ người du mục kỹ thuật số vào năm 2035. Đó là một dự đoán táo bạo nhưng không hoàn toàn vô căn cứ, bởi số lượng công việc tự do, khả năng chi trả của du lịch hàng không ngày càng tăng; còn quyền sở hữu nhà ở, tỷ lệ kết hôn lại giảm, Levels giải thích. Ngành công nghiệp phục vụ những digital nomad đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển. WeWork, mạng lưới chia sẻ văn phòng toàn cầu, sẽ sớm có 649 trụ sở tại 113 thành phố từ Trung Quốc đến Chile, Ba Lan đến Peru. Còn Selina, trang web cộng đồng, lại cung cấp 22.000 giường trong phòng riêng và ký túc xá chủ yếu ở Mỹ Latinh, một vài thành phố châu Âu để phục vụ các vị khách là dân du mục kỹ thuật số. Đi du lịch, kết nối với mọi người trên khắp thế giới trong khi vẫn làm việc và kiếm được tiền là điều Lea thích nhất khi trở thành một người du mục kỹ thuật số. Tuy vậy, digital nomadkhông phải là trò chơi dành cho tất cả. Hầu hết người này đều cố gắng không quá gắn bó với mọi người và các địa điểm, vì họ sẽ sớm di chuyển đến nơi khác. Barlow nói cô thường thấy cô đơn, đặc biệt là khi đi từ nơi này sang nơi khác trong một thời gian ngắn vì không có cơ hội để xây dựng các mối quan hệ. “Duy trì quan hệ lãng mạn với người không có chung lối sống là một thách thức. Về công việc, kết nối wifi lỗi khi đến deadline cũng chẳng hề lý tưởng”, nữ dịch giả nói. Danish Soomro, người Canada gốc Pakistan, đã sống ở khoảng 50 thành phố của 20 quốc gia kể từ năm 2015. Hiện, anh sống ở Hy Lạp và điều hành một nhóm có tên Digital Nomads Around the Worldvới 105.000 thành viên. Soomro cũng là người sáng lập Digital Nomads Nation, nơi cung cấp dịch vụ trực tuyến bao gồm đánh giá thành phố, danh sách công việc, tư vấn ngân hàng và kể cả hẹn hò. “Mục tiêu cuộc sống đã khác đi. Thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1981 đến 1996) có xu hướng thiên về trải nghiệm hơn sở hữu sẽ phù hợp với digital nomad”, Soomro nhận định. “Bạn cần phải có kỷ luật nếu muốn theo đuổi lối sống này”, Pablo Genest, người đã bỏ học tại Pháp để bắt đầu xây dựng khóa học toán trực tuyến tại Việt Nam, nói. Mẹ Genest rất lo lắng và cho rằng con trai đang lãng phí tiềm năng. “Điều này có thể hiểu được vì rất nhiều người lớn tuổi không biết du mục kỹ thuật số là gì. Tôi hiểu lý do tại sao cô ấy e ngại, nhưng có thể làm việc ở bất cứ đâu là một điều tuyệt vời”, Genest chia sẻ. Lea hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Tháng 4 vừa rồi, anh đã dành một vài tuần ở Nhật Bản và dự định sẽ đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia trước khi hết năm. “Tôi không chắc mình sẽ ở lại mỗi nơi bao lâu. Sài Gòn đã chiếm một vị trí đủ lớn trong tim tôi và có thể tôi sẽ trở lại”, Lea nói.Khác với freelancerchỉ tham gia dự án độc lập trong thời gian ngắn, digital nomad có công việc ổn định, nhưng không phải lên văn phòng. Ảnh: Style Magazines. Không còn nỗi ám ảnh sáng thứ hai
Grey Lea nói việc trở thành một digital nomad là quyết định sáng suốt nhất của anh. Nhiều digital nomadcảm thấy như "đang đi nghỉ mỗi ngày" sau khi trở thành một người du mục kỹ thuật số. Ảnh: antennaconsulting.com. Thích trải nghiệm hơn sở hữu
Danish Soomro đã sống ở 20 quốc gia trong bốn năm qua.