Chang Wei,ườiđứngsaucôngtyTrungQuốcthuầnhólịch thi đấu bóng đá hôm nay và ngày mai mới nhất 34 tuổi, từng là trợ lý giám đốc một công ty mat-xa chân. Mới đây, công ty anh đang làm việc – Didi Chuxing – đã thông báo mua lại Uber Trung Quốc trong một giao dịch có thể nâng giá trị vốn hóa lên tới 35 tỷ USD.
Các nhà đầu tư và nhân viên Didi đều nói Cheng có cái đầu lạnh, đôi mắt chiến lược và quên đi cái Tôi – tất cả đều quan trọng trong hành trình 2 năm cạnh tranh và đánh bại Uber trên thị trường gọi xe Trung Quốc đầy cạnh tranh. Tuy nhiên, theo một số người quen của anh, phong cách lãnh đạo của Cheng cũng rất khốc liệt và nhuốm màu chủ nghĩa dân tộc. Anh thường liên hệ đến lịch sử và quân đội nước mình trong các bài phát biểu.
Cheng sẽ còn được quan sát tỉ mỉ hơn khi đảm nhận trọng trách đưa công ty làm ăn có lãi. Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin người dùng và tài xế Didi lo sợ thế độc tôn của công ty đồng nghĩa với các chuyến xe đắt hơn và lương thấp hơn.
Hans Tung, đối tác tại quỹ GGV Capital, một trong những bên gây quỹ cho Didi, nhận định Cheng là một trong những CEO phát triển nhanh nhất mà ông từng chứng kiến. “Nếu không phải người giỏi nhất, chắc chắn cũng phải tốp 3”.
Cheng, người ưa thích các gọng kính chữ nhật và áo polo, còn có đôi mắt nhìn người tài sắc sảo, chẳng hạn anh đã tuyển Jean Liu, cựu nhân viên môi giới được đào tạo tại nước ngoài, để quản lý quan hệ giữa Didi và các nhà đầu tư lớn như Alibaba, Tencent – vốn là đối thủ trên lĩnh vực Internet.
“Người ngoài nhìn vào có thể thấy con người này cực kỳ may mắn, nhưng mặt khác, anh ấy biết ai là người cần phải biết và ai là người có mối quan hệ tốt cũng như làm thế nào để họ làm việc với mình”, một người đã cộng tác và cố vấn cho Cheng nhiều năm cho hay. “Đó là một nét cá tính độc đáo”.
Cheng sinh năm 1983 tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Giang Tây. Khi đến kỳ thi tuyển sinh đại học, dù bị bệnh, anh vẫn đủ điểm đỗ vào Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh, theo Allen Zhu, Giám đốc quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm GSR, một nhà đầu tư của Didi.